Nắm rõ cách tính doanh thu bán hàng sẽ góp phần quan trọng giúp quá trình kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra hiệu quả. Chi tiết hơn về khái niệm này, mời bạn hãy cùng Vieclamkinhdoanh.vn tìm hiểu chi tiết trong bài viết chia sẻ kinh nghiệm sau đây!
Mục lục
Doanh thu là gì?
Khái niệm doanh thu được định nghĩa trong Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (VAS) số 14 cụ thể như sau: “Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn sở hữu”.
Từ định nghĩa trên, chúng ta có thể hiểu đơn giản rằng doanh thu là một phần lợi ích kinh tế mà doanh thu thu được từ mọi hoạt động kinh doanh, góp phần gia tăng vốn chủ sở hữu cho chính doanh nghiệp.
Đừng bỏ lỡ: Doanh thu thuần là gì? Cách tính và ý nghĩa.
Phân loại doanh thu
Doanh thu hiện đang được phân chia thành 04 loại chính, bao gồm:
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Là khoản tiền doanh nghiệp thu được từ hoạt động kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm/dịch vụ do chính doanh nghiệp sản xuất hoặc mua vào rồi bán ra.
- Doanh thu tài chính: Là khoản tiền doanh nghiệp thu được từ hoạt động tài chính (đầu tư tài chính, kinh doanh về vốn v.vv..).
- Doanh thu nội bộ: Là khoản tiền đặc biệt doanh nghiệp thu được từ việc tiêu thụ hàng hóa nội bộ, diễn ra giữa các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc trong cùng một đơn vị doanh nghiệp và được tính theo giá nội bộ.
- Thu nhập khác: Là khoản tiền doanh nghiệp thu được từ các hoạt động bên ngoài, góp phần làm gia tăng vốn chủ sở hữu cho chính doanh nghiệp (theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (VAS) số 14).
Ý nghĩa của doanh thu đối với doanh nghiệp
Có thể nói, doanh thu có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá trình hoạt động của mọi doanh nghiệp. Đây là nguồn tiền giữ vai trò then chốt, giúp doanh nghiệp chi trả hàng loạt phát sinh liên quan trong kinh doanh (chi phí thuê địa điểm hoạt động, phí và lệ phí, thuế cho cơ quan nhà nước theo quy định pháp luật v.vv..).
Không chỉ vậy, doanh thu còn được xem như khoản tiền quan trọng để cùng với việc duy trì hoạt động, doanh nghiệp còn có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai.
Hiện nay, mặc dù phương pháp sử dụng “đòn bẩy” tài chính (các khoản vay) được xem như hướng giải quyết phổ biến hàng đầu trong việc hỗ trợ doanh nghiệp nhanh chóng có được nguồn vốn cần thiết, vậy nhưng doanh thu vẫn là khoản dự trữ nguồn vốn sẵn có an toàn và hiệu quả nhất.
Khi tạo ra doanh thu ổn định, doanh nghiệp sẽ ít phải lo lắng và tìm kiếm tới sự trợ giúp của các khoản vay trong trường hợp tình hình kinh doanh gặp khó khăn. Cuối cùng, doanh thu cũng chính là cơ sở tạo ra lợi nhuận – yếu tố mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng đều hướng đến.
Xem thêm: Doanh số là gì? Doanh số khác doanh thu như thế nào?.
Cách tính doanh thu bán hàng chính xác nhất
Hiện nay, tất cả các doanh nghiệp đều đang áp dụng cách tính doanh thu bán hàng theo công thức như sau:
- Kinh doanh hàng hóa:
Doanh thu = Giá bán trên mỗi sản phẩm/dịch vụ x Sản lượng |
- Cung cấp dịch vụ:
Doanh thu = Tổng số lượng khách hàng x Giá bán dịch vụ |
Một số sai lầm thường gặp khi tính toán doanh thu
Nhìn chung, cách tính doanh thu bán hàng là không quá khó. Tuy nhiên, để đảm bảo tính chính xác tối đa, bộ phận kế toán của mỗi doanh nghiệp sẽ cần tiến hành kiểm tra chi tiết trong mọi bước ghi nhận khi doanh nghiệp bán ra sản phẩm/dịch vụ. Ngoài ra, nhóm phụ trách nhiệm vụ này cũng cần chú ý một số sai lầm thường gặp như:
Nhầm lẫn giữa doanh thu với dòng tiền vào
Hiện nay, có không ít các doanh nghiệp vẫn đang coi mọi dòng tiền vào đồng nghĩa với doanh thu. Đây là một cách hiểu sai lầm, bởi doanh thu chỉ thực sự được ghi nhận khi doanh nghiệp hoàn thành chuyển giao quyền sử dụng và quyền sở hữu một loại hàng hóa hay việc cung ứng sản phẩm/dịch vụ cho bên mua. Theo đó, một số trường hợp nhầm lẫn giữa doanh thu và dòng tiền vào phổ biến có thể kể đến là:
- Nhận khoản tiền tạm ứng của khách hàng và coi đó là doanh thu.
- Tính gộp tất cả các khoản tiền được khách hàng thanh toán trước cho nhiều kỳ về vào doanh thu.
- v.vv..
Có thể bạn chưa biết: Chiết khấu là gì? Cách tính chiết khấu trong kinh doanh.
Ghi nhận doanh thu không đúng thời điểm
Tương tự, một số doanh nghiệp cũng nhận định sai lầm rằng doanh thu sẽ được ghi nhận khi doanh nghiệp nhận tiền thanh toán từ khách hàng hoặc khi doanh nghiệp xuất hóa đơn.
Vậy nhưng trên thực tế, doanh nghiệp đã có thể ghi nhận khoản tiền này ngay tại thời điểm hoàn thành quá trình chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa cho khách hàng hay hoàn thành việc cung cấp sản phẩm/dịch vụ mà không cần phụ thuộc vào thời điểm thanh toán.
Tính gộp các khoản thuế gián thu vào doanh thu
Một số loại thuế gián thu như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu v.vv… Thực chất chỉ là khoản tiền được doanh nghiệp “thu hộ” các cơ quan nhà nước. Và đối tượng chịu thuế chính là người tiêu dùng hàng hóa cuối cùng. Chính vì vậy, việc gộp chung các khoản thuế này vào doanh thu sẽ khiến việc tính toán gặp sai lệch.
Phương pháp tăng doanh thu bán hàng hiệu quả cho doanh nghiệp
Để tăng trưởng doanh thu bán hàng bền vững, hiệu quả nhất, các doanh nghiệp có thể tham khảo ngay một số phương pháp do Vieclamkinhdoanh.vn tổng hợp dưới đây:
Xác định đối tượng khách hàng phù hợp
Khách hàng là đối tượng then chốt đem lại doanh thu cho doanh nghiệp. Theo đó, việc xác định chính xác nhóm khách hàng và thấu hiểu triệt để mong muốn mua sắm của họ sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra chính sách bán hàng phù hợp để góp phần nâng cao nguồn doanh thu.
Tiếp nhận phản hồi từ khách hàng
Chú trọng dịch vụ chăm sóc và tiếp nhận một cách tích cực những ý kiến đóng góp, phản hồi của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ có thể hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả trong quá trình cải thiện chất lượng hàng hóa và tăng trưởng doanh thu.
Đẩy mạnh hoạt động bán hàng
Doanh thu đến từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thường chiếm tỷ trọng rất lớn. Vì vậy, tiến hành cải thiện quy trình bán hàng với một số hoạt động chủ đạo như nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên, đóng gói hàng hóa cẩn thận, giao hàng nhanh chóng v.vv.. sẽ góp phần tạo niềm tin vững chắc nơi người mua, xây dựng tệp khách hàng trung thành và đảm bảo nguồn thu ổn định.
Xem ngay: Chi phí chìm là gì? Phương pháp tránh “bẫy” chi phí chìm.
Tăng cường tỷ lệ chuyển đổi mua hàng
Việc tăng cường tỷ lệ chuyển đổi phụ thuộc chủ yếu vào tỷ lệ mua hàng trên tổng số khách hàng tiềm năng tiếp cận được của doanh nghiệp. Khi tỷ lệ chuyển đổi tăng, doanh thu cũng sẽ tăng theo.
Để cải thiện tỷ lệ này, doanh nghiệp cần tiến hành đào tạo nhằm nâng cao kỹ năng bán hàng, thuyết phục khách hàng cho nhân viên. Cùng với đó, hãy đưa ra một số chính sách, chương trình ưu đãi đi kèm, giúp thúc đẩy hành vi mua sắm của khách hàng hiệu quả.
Tăng giá trị trên mỗi đơn hàng
Khi nhắc tới cải thiện doanh thu, tăng giá trị trung bình trên mỗi đơn hàng của người mua được xem là một trong những phương pháp hữu ích hàng đầu mà doanh nghiệp không nên bỏ lỡ. Với các đơn hàng có giá trị cao, số tiền thu được từ mỗi đơn hàng cũng sẽ tăng lên, góp phần giúp doanh nghiệp tiết kiệm thêm nhiều chi phí.
Đặc biệt, sự phát triển của doanh nghiệp cũng tỷ lệ thuận với giá trị trung bình của đơn hàng. Do đó, giá trị đơn hàng tăng sẽ giúp cải thiện sự phát triển của tổ chức và ngược lại.
Tăng số lượng khách hàng mua lại
Việc biến nhóm khách hàng mới trở thành nhóm khách hàng trung thành cũng là cách tăng doanh thu hiệu quả. Cụ thể, khi một khách hàng mua lại sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp nhiều lần, doanh nghiệp có thể tiết kiệm tối đa chi phí chăm sóc, chi phí quảng cáo cũng như chi phí tiếp cận. Số lượng khách hàng quay lại mua sắm càng cao, doanh thu của doanh nghiệp sẽ tăng trưởng càng mạnh.
Để có thể thuyết phục khách hàng quay trở lại ủng hộ, doanh nghiệp cần đảm bảo mang tới cho nhóm đối tượng này trải nghiệm mua sắm và sử dụng sản phẩm/dịch vụ một cách tốt nhất. Khi nhận thấy mối quan hệ tốt đẹp, bền chặt giữa bản thân và doanh nghiệp, khả năng nhóm người này quay lại mua sản phẩm/dịch vụ sẽ cho tỷ lệ cao hơn.
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Thông qua việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh (giá cả, chất lượng của sản phẩm/dịch vụ; chế độ chăm sóc khách hàng v.vv..), doanh nghiệp có thể định hình chính xác và mở rộng thị trường kinh doanh của mình. Từ đây, doanh nghiệp sẽ nắm bắt được cơ hội tiếp cận thêm nhiều tệp khách hàng mới, góp phần tăng trưởng nguồn doanh thu.
Tham khảo: Thị hiếu là gì? Cách xác định thị hiếu khách hàng hiệu quả nhất.
Tạo động lực và có chính sách đãi ngộ tốt cho cấp dưới
Cấp dưới cũng được xem là một trong những nhóm “khách hàng” quan trọng của doanh nghiệp. Họ chịu trách nhiệm tạo ra hàng hóa cũng như thuyết phục người mua chi tiền sử dụng sản phẩm/dịch vụ. Vì vậy, nâng cao các chế độ về lương, phúc lợi là phương pháp đơn giản nhất để khích lệ nhân viên, tạo động lực giúp họ tập trung cống hiến hết mình trong công việc và góp phần cải thiện doanh thu chung.
Tổng kết
Như vậy, qua bài viết ngày hôm nay, Blog Kinh Doanh đã giúp bạn tổng hợp những thông tin cơ bản nhất về doanh thu cũng như cách tính doanh thu bán hàng chính xác nhất dành cho doanh nghiệp. Ngoài ra, nếu có hứng thú với lĩnh vực kinh doanh, tài nguyên việc làm tại TopCV.vn chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng. Truy cập TopCV.vn ngay để tạo CV theo mẫu miễn phí và cập nhật nhanh chóng nhất hàng loạt tin tức tuyển dụng hấp dẫn hàng đầu Việt Nam!