Đại diện kinh doanh là người giới thiệu và bán sản phẩm cho doanh nghiệp

Đại diện kinh doanh là gì và một số thông tin cơ bản cần biết

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Với hàng loạt ưu thế về mức lương, thời gian làm việc v.vv đại diện kinh doanh đang trở thành công việc mơ ước của nhiều bạn trẻ năng động. Nếu chưa biết đây là ngành nghề thế nào, mời bạn hãy khám phá ngay bài viết của Vieclamkinhdoanh.vn sau đây!

Đại diện kinh doanh là gì?

Đại diện kinh doanh được hiểu là người phụ trách nhiệm vụ giới thiệu và bán sản phẩm/dịch vụ cho các công ty, tổ chức, doanh nghiệp thay vì khách hàng cá nhân. Họ thường làm việc trực tiếp với nhà sản xuất hay nhà cung ứng sản phẩm/hàng hoá/dịch vụ.

Thông thường, khách hàng chính của đại diện kinh doanh là công ty. Những công ty này sau đó sẽ tiếp tục phân phối sản phẩm tới người tiêu dùng cuối cùng.

>>> Xem thêm: Nhân viên kinh doanh tiếng Trung là làm gì? Thu nhập ra sao?.

Mô tả công việc của đại diện kinh doanh

Trên thực tế, hai khái niệm đại diện kinh doanh và nhân viên kinh doanh thường bị nhầm lẫn với nhau. Tuy nhiên, đây là hai vị trí công việc hoàn toàn khác biệt. Trong đó, nhân viên kinh doanh thường làm việc tại các doanh nghiệp B2C. Ngược lại, đại diện bán hàng sẽ làm việc chủ yếu với công ty B2B. Cụ thể hơn, những người này phụ trách một số công việc chủ yếu như:

  • Chủ động tìm kiếm, lên danh sách nhóm khách hàng tiềm năng.
  • Tư vấn, thuyết phục khách hàng để chốt đơn nhằm đạt và/hoặc vượt mục tiêu về doanh số.
  • Đàm phán hợp đồng với nhóm khách hàng tiềm năng.
  • Phản hồi thắc mắc của khách hàng về các điều khoản tín dụng, sản phẩm, giá cả sản phẩm v.vv..
  • Gửi báo giá, thông tin về các chương trình khuyến mại cho khách hàng và tiến hành thương lượng.
  • Lập báo cáo mỗi tuần và tháng.
  • Phối hợp với nhân viên kinh doanh, đại diện kinh doanh khác và bộ phận Marketing để tối ưu hoá các chương trình kinh doanh, bán hàng.
  • Nhận tiền gửi và số dư thanh toán từ phía khách hàng.
  • Lưu trữ hồ sơ của khách hàng.
  • Xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng.
  • Thực hiện một số công việc khác theo yêu cầu của cấp trên.
Công việc của đại diện bán hàng khác biệt hoàn toàn với nhân viên kinh doanh
Công việc của đại diện bán hàng khác biệt hoàn toàn với nhân viên kinh doanh

Vai trò của đại diện kinh doanh

Một đại diện bán hàng thường đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau, tiêu biểu nhất là:

  • Kết nối doanh nghiệp với khách hàng (các công ty, tổ chức, doanh nghiệp khác): Ở vai trò này, đại diện bán hàng cần đảm bảo rằng khách hàng luôn hài lòng với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Điều ấy được thể hiện rõ nét qua việc không ngừng phát triển hệ thống khách hàng mới và cũ để từ đó mở rộng thị trường, đẩy mạnh doanh thu cho doanh nghiệp.
  • Truyền thông, quảng bá và phân phối sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp tới khách hàng: Để thực hiện vai trò thứ hai, đại diện bán hàng sẽ trở thành “bộ mặt” doanh nghiệp và tiến hành truyền tải thông điệp, hình ảnh doanh nghiệp đến khách hàng nhằm tạo sự tin tưởng và kích thích nhu cầu mua hàng của họ. Lúc này, đại diện kinh doanh cũng sẽ nhận về những đánh giá, phản hồi về sản phẩm của doanh nghiệp, từ đó có thể đưa ra nhiều đề xuất cải tiến mới trong tương lai.
  • Tham mưu cho lãnh đạo và các phòng ban khác: Mục đích cuối cùng của đại diện bán hàng trong vai trò này là xây dựng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất. Theo đó, đại diện kinh doanh sẽ trực tiếp ghi nhận phản hồi của khách hàng về chất lượng sản phẩm/dịch vụ rồi tiến hành đề xuất các chính sách giúp gia tăng doanh số, lợi nhuận cho lãnh đạo và các phòng ban khác.
Đại diện bán hàng có vai trò rất quan trọng trong doanh nghiệp
Đại diện bán hàng có vai trò rất quan trọng trong doanh nghiệp

>>> Tham khảo: Hồ sơ xin việc nhân viên kinh doanh gồm những gì?.

Trách nhiệm của đại diện kinh doanh

Tương tự như vai trò, một người làm công việc đại diện bán hàng cũng phải gánh vác nhiều trách nhiệm khác nhau, chủ yếu bao gồm:

Trách nhiệm bán hàng

Trách nhiệm cuối cùng của một đại diện kinh doanh là bán thành công sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng. Và thông thường, họ sẽ phải đáp ứng yêu cầu về doanh số/doanh thu do doanh nghiệp đề ra theo kế hoạch ban đầu.

Trách nhiệm quản lý, điều hành

Trách nhiệm quản lý, điều hành được thể hiện thông qua việc đại diện bán hàng thường phải trực tiếp giải quyết những vấn đề của khách hàng khi có phản hồi. Đồng thời, họ cũng cần thường xuyên lập báo cáo và đưa ra các đánh giá, dự báo về tình hình kinh doanh nói chung.

Trách nhiệm tài chính

Lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp sẽ quyết định tới việc đại diện bán hàng có cần chịu trách nhiệm tài chính hay không. Theo đó, nếu doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm là hàng hoá công nghiệp, đại diện kinh doanh sẽ cần phải chịu trách nhiệm tài chính.

Ngoài ra, một số doanh nghiệp khác cũng yêu cầu người làm ở vị trí này phải có kỹ năng quản lý các khoản thu và chi theo khu vực được phân công. Cụ thể, họ cần phải tiến hành lập kế hoạch tài chính tổng hợp (nguồn tài chính từ việc thuê, mua hoặc sở hữu từ bên thứ ba v.vv..) để dự trù trước khi bán hàng.

Đại diện kinh doanh cần chịu trách nhiệm tài chính trong doanh nghiệp
Đại diện kinh doanh cần chịu trách nhiệm tài chính trong doanh nghiệp

>>> Có thể bạn quan tâm: Triết lý kinh doanh là gì? Cách xây dựng triết lý trong kinh doanh hiệu quả.

Trách nhiệm tiếp thị

Cùng với những trách nhiệm kể trên, đại diện bán hàng còn cần phải tiến hành thu thập thông tin về thị trường để từ đó thực hiện kế hoạch tiếp thị sản phẩm/dịch vụ. Khi ấy, họ sẽ trở thành những người hiểu biết rõ nhất thông tin về khách hàng, đối thủ, thị trường v.vv.. và trở thành “cầu nối” giúp doanh nghiệp nắm bắt thành công thời điểm thích hợp giúp quảng bá, tiếp thị và bán sản phẩm/dịch vụ một cách hiệu quả nhất.

Cũng chính vì vậy mà hiện tại, rất nhiều các doanh nghiệp đã yêu cầu đại diện bán hàng tham gia trực tiếp vào kế hoạch Marketing để nắm bắt rõ ràng nhu cầu của từng nhóm khách hàng.

Mức lương của đại diện kinh doanh

Theo khảo sát, mức lương trung bình của người làm công việc đại diện bán hàng là khoảng 13.000.000 VNĐ/tháng với khởi điểm từ 4.000.000 VNĐ/tháng và cao nhất có thể lên tới 50.000.000 VNĐ/tháng. Gọi chính xác hơn, đây là mức thu nhập tổng thể mà một đại diện kinh doanh có thể nhận.

Cụ thể, ở vị trí này, bên cạnh lương cứng, họ có thể được tính thêm doanh số bán hàng, các khoản phụ cấp, công tác (nếu có) v.vv.. Vì vậy, hầu hết các đại diện bán hàng đều có thu nhập bình quân dao động từ 10.000.000 VNĐ đến hơn 20.000.000 VNĐ/tháng. Nếu so sánh với nhân viên kinh doanh, mức lương trung bình của đại diện kinh doanh thường cao hơn khoảng 2.000.000 VNĐ đến 3.000.000 VNĐ.

Thông thường, đại diện bán hàng sẽ làm việc chủ yếu tại văn phòng. Trong một vài trường hợp đặc biệt, họ cũng có thể được yêu cầu đi công tác, gặp gỡ trực tiếp khách hàng. Do vậy, có thể nói đây là công việc không quá gò bó về mặt thời gian, địa điểm. Tuy nhiên, người làm vị trí này phải có tinh thần tự chủ động để hoàn thành tốt các mục tiêu được cấp trên giao.

Mức lương trung bình mỗi tháng của đại diện kinh doanh là 13 triệu đồng
Mức lương trung bình mỗi tháng của đại diện kinh doanh là 13 triệu đồng

Đừng bỏ lỡ: Tìm kiếm thông tin tuyển dụng chuyên viên kinh doanh ngoại hối ở đâu hiện nay?.

Làm thế nào để trở thành đại diện kinh doanh?

Với hàng loạt ưu thế về mức lương hấp dẫn, thời gian làm việc linh hoạt v.vv.. nên giờ đây, đại diện kinh doanh đang trở thành ngành nghề thu hút sự quan tâm của đông đảo các bạn trẻ năng động. Vậy, để đảm nhiệm được công việc này, bạn cần đáp ứng những yêu cầu về học vấn, kỹ năng như thế nào? Hãy theo Vieclamkinhdoanh đi tìm lời giải đáp ngay trong phần tiếp theo sau đây!

Yêu cầu về trình độ học vấn

Về trình độ học vấn, để trở thành đại diện bán hàng, bạn phải đảm bảo những yêu cầu là:

  • Tốt nghiệp đại học chuyên ngành liên quan đến Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Thương mại, Marketing v.vv..
  • Có tối thiểu 01 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực bán hàng, kinh doanh.
  • Nắm vững quy trình kinh doanh.
Đại diện bán hàng cần có tối thiểu 01 năm kinh nghiệm tại vị trí tương đương
Đại diện bán hàng cần có tối thiểu 01 năm kinh nghiệm tại vị trí tương đương

Yêu cầu về kỹ năng

Cùng với trình độ học vấn, một đại diện bán hàng cần có những kỹ năng như sau:

  • Kỹ năng giao tiếp bằng văn bản và lời nói tốt.
  • Kỹ năng tư vấn, đàm phán và thuyết phục xuất sắc.
  • Kỹ năng xây dựng mối quan hệ hài hoà với khách hàng.
  • Kỹ năng chốt đơn vượt trội.
  • Kỹ năng tin học văn phòng, sử dụng phần mềm quản trị mối quan hệ với khách hàng thành thạo.
  • Kỹ năng truyền đạt thông tin quan trọng đến khách hàng tốt.
  • Kỹ năng lắng nghe khách hàng tốt.
  • Kỹ năng tư duy logic, khoa học.
Người làm đại diện bán hàng cần có kỹ năng tư duy logic
Người làm đại diện bán hàng cần có kỹ năng tư duy logic

>>> Truy cập ngay: 6 Kỹ Năng Bán Hàng Đỉnh Cao Cho Dân Sales Cần Phải Biết

Những yếu tố giúp bạn trở thành một đại diện kinh doanh xuất sắc

Sau khi đáp ứng được những yêu cầu để trở thành một đại diện kinh doanh, nếu muốn nhanh chóng gặt hái thành công trong lĩnh vực này, dưới đây là một số yếu tố bạn không nên bỏ qua:

  • Niềm đam mê công việc: Đam mê công việc là yếu tố vô cùng quan trọng giúp đại diện kinh doanh gắn bó và cống hiến hết mình cho công việc; đồng thời vượt qua mọi thử thách để chinh phục đỉnh cao.
  • Khả năng giao tiếp tuyệt vời: Khả năng giao tiếp tốt sẽ giúp đại diện kinh doanh truyền đạt chính xác thông tin đến khách hàng để họ hiểu, tin tưởng và chọn mua sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Tính cách chân thành, thẳng thắn: Sự chân thành, thẳng thắn có thể góp phần tạo dựng niềm tin nơi khách hàng, giúp đại diện kinh doanh xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với họ.
  • Sự ham học hỏi: Trong bất cứ lĩnh vực nào, ham tìm tòi và học hỏi cũng giúp bạn trau dồi và nâng cao kiến thức, kỹ năng cho bản thân. Và công việc làm đại diện kinh doanh cũng không ngoại lệ. Xu hướng thị trường liên tục thay đổi sẽ luôn yêu cầu ở bạn sự nhạy bén để thích nghi và áp dụng vào công việc của mình.
  • Khả năng xây dựng thương hiệu cá nhân tốt: Khi đã có một thương hiệu cá nhân tốt, việc tiếp cận và lấy được lòng tin nơi khách hàng của đại diện kinh doanh sẽ trở nên dễ dàng, thuận lợi hơn.
Đam mê công việc là yếu tố quan trọng giúp đại diện bán hàng gặt hái thành công
Đam mê công việc là yếu tố quan trọng giúp đại diện bán hàng gặt hái thành công

Tổng kết

Như vậy, thông qua những chia sẻ kinh nghiệm trên đây, Vieclamkinhdoanh.vn đã cung cấp tới bạn thông tin chi tiết nhất về nghề đại diện kinh doanh như khái niệm, mô tả công việc, vai trò, trách nhiệm, mức lương cũng như các yêu cầu, yếu tố để trở thành một đại diện bán hàng xuất sắc. Hy vọng rằng sau bài viết hôm nay, bạn sẽ có thêm nhiều góc nhìn mới mẻ với công việc này.
Ngoài ra, nếu quan tâm đến những việc làm kinh doanh, bạn đừng quên truy cập ngay TopCV.vn để tạo hồ sơ theo mẫu hoàn toàn miễn phí và cập nhật không ngừng đa dạng thông tin tuyển dụng với mức lương, đãi ngộ hấp dẫn hàng đầu Việt Nam!


Spread the love

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *