Mặc dù xuất hiện rất phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu chiết khấu là gì

Chiết khấu là gì? Cách tính chiết khấu trong kinh doanh

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Mặc dù xuất hiện rất phổ biến trong đời sống hằng ngày, vậy nhưng không phải ai cũng biết chiết khấu là gì và cách tính chiết khấu khi kinh doanh. Chi tiết về vấn đề này, mời bạn cùng theo dõi trong bài chia sẻ kinh nghiệm của Vieclamkinhdoanh.vn!

Chiết khấu là gì?

Chiết khấu là gì? Chiết khấu là việc doanh nghiệp hoặc người bán thực hiện giảm giá niêm yết của sản phẩm/dịch vụ theo tỷ lệ phần trăm nhất định. Đơn giản hơn, chúng ta có thể hiểu chiết khấu là hình thức doanh nghiệp/người bán cung cấp một mức giảm giá với sản phẩm/dịch vụ để kích thích hành vi mua sắm của khách hàng.

Trong các giao dịch mua bán hiện đại, chiết khấu còn được xem như một khoảng khấu trừ trong giá cả mà tại đó, doanh nghiệp/người bán sẽ giảm trừ một phần mức giá và khách hàng sẽ trả số tiền ròng còn lại.

Chiết khấu là việc người bán giảm giá niêm yết của hàng hoá theo tỷ lệ nhất định
Chiết khấu là việc người bán giảm giá niêm yết của hàng hoá theo tỷ lệ nhất định

Đừng bỏ lỡ: 5 tips triển khai chương trình khuyến mại hiệu quả.

Phân loại chiết khấu

Trong kinh doanh, chiết khấu được phân chia thành 03 loại phổ biến, bao gồm:

  • Chiết khấu khuyến mại: Chiết khấu khuyến mại là hình thức chiết khấu mà doanh nghiệp/người bán thực hiện giảm giá trực tiếp cho khách hàng để kích thích họ đưa ra quyết định mua sắm nhanh chóng hơn. Nhờ tính hiệu quả cao, rất nhiều cửa hàng, siêu thị v.vv.. đã áp dụng loại hình này.
  • Chiết khấu số lượng: Chiết khấu số lượng là hình thức chiết khấu mà doanh nghiệp/người bán hỗ trợ giảm giá cho khách hàng khi mua với số lượng nhiều hoặc theo số lượng được bên bán đề xuất. Chiết khấu số lượng thường được áp dụng phổ biến giữa doanh nghiệp với các đại lý chuyên nhập đơn hàng lớn.
  • Chiết khấu thương mại: Chiết khấu thương mại có bản chất tương tự chiết khấu số lượng. Tuy nhiên, hình thức này thường được áp dụng phổ biến hơn với các đại lý phân phối hàng hoá số lượng lớn. Đây là những nơi được nhà sản xuất đề nghị mua lượng hàng nhiều để được hưởng mức giảm giá hấp dẫn hơn.
Chiết khấu hiện được chia thành 03 loại hình chính
Chiết khấu hiện được chia thành 03 loại hình chính

Cách tính chiết khấu trong kinh doanh

Để tính toán chiết khấu trong kinh doanh, chúng ta có thể áp dụng công thức tính tổng quát hoặc tính nhẩm. Cụ thể:

Công thức tính tổng quát chiết khấu

  • Bước 01: Xác định tỷ lệ chiết khấu bằng cách cân đối các yếu tố tương ứng, phù hợp với ngân sách để đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp/người bán.
  • Bước 02: Xác định phần giảm giá chiết khấu thông qua việc lấy giá niêm yết nhân với tỷ lệ chiết khấu.
  • Bước 03: Xác định giá sau chiết khấu bằng cách lấy giá niêm yết trừ đi phần giảm giá chiết khấu.

Chi tiết hơn về cách tính tổng quát chiết khấu, bạn có thể tham khảo ví dụ dưới đây:

  • Sản phẩm áo thun của doanh nghiệp A được bán giá với 150.000 VNĐ/chiếc.
  • Tỷ lệ chiết khấu sản phẩm áo thun của doanh nghiệp A là 15%.
  • Theo đó, giá bán của áo thun sau khi được chiết khấu sẽ là:

150.000 VNĐ – 15% x 150.000 VNĐ = 127.500 VNĐ

Từ ví dụ trên, chúng ta có thể đưa ra công thức tính tổng quát chiết khấu như sau:

Giá sau chiết khấu = A – q x A = (1 – q) x A

Trong đó:

  • A: Là giá niêm yết của sản phẩm/dịch vụ.
  • q: Là tỷ lệ chiết khấu.
Công thức tính tổng quát chiết khấu phải dựa trên giá niêm yết và tỷ lệ chiết khấu
Công thức tính tổng quát chiết khấu phải dựa trên giá niêm yết và tỷ lệ chiết khấu

Xem thêm: Tổng hợp kiến thức phải biết để bán hàng trên Tiki thành công.

Công thức tính nhẩm chiết khấu

Bên cạnh công thức tổng quát nói trên, chúng ta còn có thể xác định giá sau chiết khấu bằng việc tính nhẩm. Phương pháp này sẽ giúp bạn tính chiết khấu bán hàng một cách nhanh nhất mà không cần đến công cụ hỗ trợ. Tuy nhiên, tính nhẩm chiết khấu chỉ phù hợp với trường hợp có tỷ lệ chiết khấu mà chữ số hàng đơn vị bằng 0 hoặc 5.

Các bước thực hiện tính nhẩm chiết khấu bao gồm:

  • Bước 01: Làm tròn giá niêm yết về số gần hàng chục nhất, lấy số đó chia cho 10, gọi là X.
  • Bước 02: Lấy phần trăm chiết khấu bán hàng chia cho 10, chỉ lấy phần nguyên, gọi là Y.
  • Bước 03: Lấy X nhân với Y và cộng kết quả thu được với X/2 để xác định mức giá giảm.
  • Bước 04: Lấy giá niêm yết ban đầu trừ đi mức giảm giá để xác định giá sau chiết khấu.

Bạn có thể tham khảo ví dụ dưới đây để hiểu rõ hơn về phương pháp này:

  • Sản phẩm bút bi của doanh nghiệp B đang được bán với giá 4.900 VNĐ/chiếc.
  • Tỷ lệ chiết khấu của bút bi là 10%.
  • Lúc này, giá làm tròn của bút bi sẽ là 5.000 VNĐ. Bạn lấy:

5.000 VNĐ : 10 = 500 VNĐ

  • Tỷ lệ chiết khấu của bút bi là 10%. Chúng ta sẽ lấy:

10% : 10 = 1

  • Khi đó, mức giá giảm của sản phẩm bút bi là:

500 VNĐ x 1 + 500 VNĐ : 2 = 750 VNĐ

  • Như vậy, mức giá sau chiết khấu của bút bi sẽ là:

5.000 VNĐ – 750 VNĐ = 5.250 VNĐ

Công thức tính nhẩm chiết khấu chỉ phù hợp với một số trường hợp nhất định
Công thức tính nhẩm chiết khấu chỉ phù hợp với một số trường hợp nhất định

Cách tính chiết khấu theo tỷ lệ phần trăm

Trong một số trường hợp, sau khi đã xác định được mức chiết khấu theo giá tiền, bạn lại cần quy đổi số tiền này sang tỷ lệ phần trăm nhưng chưa biết làm như thế nào. Các bước dưới đây sẽ giúp bạn tính chiết khấu theo tỷ lệ phần trăm chính xác:

  • Bước 01: Lấy giá niêm yết ban đầu trừ đi giá thực mua sau khi đã chiết khấu.
  • Bước 02: Lấy kết quả vừa thu được chia cho giá niêm yết ban đầu.
  • Bước 03: Tiếp tục lấy kết quả vừa thu được nhân với 100 để xác định tỷ lệ phần trăm triết khấu.

Ví dụ:

  • Doanh nghiệp C đang bán sản phẩm quần jeans với mức giá niêm yết là 250.000 VNĐ/chiếc.
  • Trong tháng 07/2023, doanh nghiệp đang có chương trình ưu đãi cho khách hàng khi mua sản phẩm này chỉ còn 200.000 VNĐ/chiếc.
  • Như vậy, tỷ lệ phần trăm chiết khấu sản phẩm quần jeans của doanh nghiệp C là:

(250.000 VNĐ – 200.000 VNĐ) : 250.000 VNĐ x 100 = 20%

Có thể bạn chưa biết: C2C là gì? Tất tần tật điều cần biết về mô hình kinh doanh C2C.

Lợi ích của chiết khấu trong kinh doanh

Có thể nói, chiết khấu là một phần không thể thiếu của hoạt động kinh doanh do sở hữu hàng loạt lợi ích đối với doanh nghiệp như:

Thúc đẩy doanh số bán hàng

Thúc đẩy doanh số bán hàng là lợi ích dễ thấy hàng đầu khi sử dụng chiết khấu trong kinh doanh. Bởi vào thời điểm chiết khấu sản phẩm/dịch vụ, người tiêu dùng sẽ cảm thấy cơ hội tốt này không thể bỏ qua và sẽ cố gắng mua hàng sớm. Từ đây, doanh nghiệp cũng không cần tốn quá nhiều công sức và thời gian để thuyết phục khách hàng.

Chiết khấu giúp thúc đẩy doanh số bán hàng
Chiết khấu giúp thúc đẩy doanh số bán hàng

Thanh lý hàng tồn kho

Trong trường hợp còn quá nhiều sản phẩm/dịch vụ tồn kho, doanh nghiệp có thể sử dụng chính sách chiết khấu để nhanh chóng thanh lý hết những món hàng này và cập nhật các mẫu sản phẩm/dịch vụ mới. Qua đây, chiết khấu đã giúp doanh nghiệp thu hồi vốn đầu tư ban đầu nhanh chóng mà không bị mất trắng hoàn toàn.

Quảng bá sản phẩm/dịch vụ

Vào thời điểm thực hiện chiến dịch giới thiệu, quảng bá sản phẩm/dịch vụ mới đến khách hàng, áp dụng mức chiết khấu cao cùng chương trình khuyến mại hấp dẫn là việc làm vô cùng cần thiết. Phương pháp này sẽ góp phần thu hút sự quan tâm của khách hàng về mặt hàng mà doanh nghiệp đang cung cấp.

Theo đó, nếu chiết khấu càng cao, người tiêu dùng sẽ càng cảm thấy hứng thú và tìm hiểu chi tiết hơn về sản phẩm/dịch vụ được doanh nghiệp giới thiệu, từ đó tạo hiệu ứng Marketing hiệu quả.

Xem ngay: Upsell và Cross Sell | Nghệ thuật bán hàng cực hút khách.

Lý do không nên lạm dụng chiết khấu trong kinh doanh

Mặc dù được xem là một trong những yếu tố chủ chốt nhằm kích thích sự quan tâm của khách hàng, tăng tỷ lệ chuyển đổi cho doanh nghiệp, vậy nhưng chúng ta không nên quá lệ thuộc vào chiết khấu. Việc lạm dụng phương pháp này có thể gây nên một số hệ quả như:

  • Khách hàng không còn cảm thấy tin tưởng vào chương trình giảm giá của doanh nghiệp.
  • Người tiêu dùng cảm thấy nhàm chán, không còn nhiều hứng thú mua hàng.
  • Gia tăng nguy cơ khiến khách hàng nghi ngờ về chất lượng của sản phẩm/dịch vụ.
  • Doanh nghiệp bị hao hụt lợi nhuận.
  • v.vv..

Các chiến lược sử dụng chiết khấu hiệu quả

Từ những hệ luỵ khi lạm dụng chiết khấu nói trên, có thể khẳng định rằng việc thực hiện chiết khấu là một “nghệ thuật” trong kinh doanh mà các doanh nghiệp cần chú ý học hỏi. Để chiết khấu phát huy hiệu quả cao nhất, doanh nghiệp có thể tham khảo một số chiến lược dưới đây:

Tập trung vào giá trị của sản phẩm/dịch vụ

Trong bất cứ trường hợp nào, người tiêu dùng cũng đều mong muốn tìm mua được một sản phẩm/dịch vụ hữu dụng. Vì vậy, nếu mặt hàng kinh doanh không thể mang lại giá trị thiết thực, doanh nghiệp sẽ rất khó để thuyết phục khách mua hàng.

Lúc này, bạn cần biết cách truyền tải những giá trị tích cực mà sản phẩm/dịch vụ của mình mang đến với khách hàng. Sau đó, hãy kết hợp cùng chiến lược chiết khấu hấp dẫn, từ đó tạo cho người tiêu dùng cảm giác như thể họ vừa “chớp” được cơ hội vô cùng may mắn và nhanh chóng mua hàng. 

Doanh nghiệp cần tập trung vào giá trị của mặt hàng để áp dụng chiết khấu hiệu quả
Doanh nghiệp cần tập trung vào giá trị của mặt hàng để áp dụng chiết khấu hiệu quả

Tập trung vào nhu cầu chủ yếu của khách hàng

Trên thực tế, mỗi khách hàng sẽ đều có những mong muốn, nhu cầu riêng. Và việc doanh nghiệp cần làm chính là xác định tệp khách hàng chính của mình và cung cấp cho họ đúng thứ mà họ cần. Tiếp theo, hãy kích cầu bằng chính sách chiết khấu để gia tăng tỷ lệ chốt đơn thành công.

Thiết kế chiến dịch Marketing đi kèm

Chiến lược chiết khấu bán hàng chỉ diễn ra thực sự hiệu quả khi tiếp cận chính xác nhóm khách hàng mục tiêu. Bởi ngay cả khi có mức giá bán vô cùng hấp dẫn nhưng không có người tiêu dùng nào biết đến sản phẩm/dịch vụ, mọi công sức của doanh nghiệp vẫn coi như đổ bể. Vì vậy, lên kế hoạch truyền thông đi kèm cũng là một việc làm hết sức quan trọng để tạo cơ hội giúp việc chiết khấu đạt hiệu quả cao.

Thiết kế chiến lược Marketing đi kèm giúp việc chiết khấu đạt hiệu quả cao
Thiết kế chiến lược Marketing đi kèm giúp việc chiết khấu đạt hiệu quả cao

Tham khảo: Nhượng quyền thương hiệu: Những cái tên đắt giá nhất Việt Nam.

Sự khác biệt giữa chiết khấu và khuyến mại

Chiết khấu và khuyến mại là hai thuật ngữ thường gây nhiều lầm tưởng trong kinh doanh. Dưới đây, mời bạn hãy cùng Vieclamkinhdoanh.vn điểm qua một số khác biệt giữa hai hình thức này:

Chiết khấu thương mạiKhuyến mại
Khái niệmLà khoản chiết khấu được doanh nghiệp giảm giá bán niêm yết sản phẩm/dịch vụ cho khách mua hàng với số lượng lớnLà hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân, nhằm đẩy mạnh việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thông qua việc dành cho khách mua hàng một số lợi ích nhất định
Mục đíchLà chiến lược bán hàng được doanh nghiệp triển khai nhằm nâng cao doanh số bán ra
Là khoản giảm trừ cho những khách mua hàng với số lượng lớn tính trên 01 lần hoặc trong khoảng thời gian nhất định; mang tính ổn định, lâu dàiLà khoản giảm trừ/chiến thuật bán hàng mang tính ngắn hạn, có thời gian triển khai cụ thể để thúc đẩy doanh số trong thời điểm đó
Hình thức thể hiệnKhi đạt được sự thống nhất giữa bên bán và bên mua, bên bán sẽ tiến hành giảm trừ cho bên mua khi mua hàng hoáDùng thử sản phẩm/dịch vụ, cuộc thi, thẻ cào trúng thưởng, hoàn tiền, tặng sản phẩm/dịch vụ, tặng quà đính kèm v.vv..
Sự cho phép từ cơ quan quản lýThoả thuận giữa bên bán và bên mua; được quy định cụ thể trong hợp đồng; không cần đăng ký với cơ quan quản lýCông khai; phải đăng ký/thông báo với Sở Công thương tại nơi tổ chức chương trình khuyến mại
Giá tính thuếGiá tính thuế = Giá đã trừ chiết khấuGiá tính thuế = 0 (nếu đã đăng ký khuyến mại)
Thời gian duy trìThường xuyên; mang tính trung hoặc dài hạnChỉ được tiến hành theo từng đợt đăng ký với cơ quan quản lý; bị giới hạn trong khoảng thời gian cụ thể
Đối tượng khách hàngKhách hàng bán buôn/bán sỉMọi khách hàng; thường là khách lẻ

Tổng kết

Như vậy, bài viết do Vieclamkinhdoanh.vn tổng hợp trên đây đã giúp bạn hiểu được khái niệm chiết khấu là gì cũng như cách tính chiết khấu trong kinh doanh chuẩn xác nhất.

Để không bỏ lỡ những việc làm hấp dẫn thuộc lĩnh vực kinh doanh, bạn cũng đừng quên truy cập ngay website của TopCV.vn, tạo nhanh CV theo mẫu hoàn toàn miễn phí và cập nhật nhanh chóng loạt tin tức tuyển dụng hấp dẫn hàng đầu Việt Nam!


Spread the love

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *