Trong kinh doanh, bất cứ doanh nghiệp nào cũng đều muốn bán được nhiều sản phẩm với mức giá hời. Và sự ra đời của Upsell đã giúp họ đạt được mục đích này. Vậy, Upsell là gì? Vieclamkinhdoanh.vn sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi ấy trong bài viết sau đây!
Mục lục
Upsell là gì?
Upsell là gì? Với những doanh nghiệp hoạt động trong ngành dịch vụ bán hàng, Upsell (bán thêm) là một nghệ thuật bán hàng vô cùng phổ biến. Theo đó, Upsell sẽ giúp kích thích người tiêu dùng, hướng họ đến việc mua và sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp một cách giá trị hơn so với dự tính.
Tập trung chủ yếu vào thực tế khách hàng luôn ưa thích việc mua hàng với “giá hời” cùng nhiều lợi ích đi kèm, các doanh nghiệp sẽ đưa ra lời chào mời và giới thiệu sản phẩm/dịch vụ tương tự có chất lượng cao hơn, nhằm thúc đẩy khách hàng chi tiêu nhiều hơn so với kế hoạch ban đầu.
Nhìn chung, để giải thích cho câu hỏi Upsell là gì thì đây được xem như một trong những kỹ năng bán hàng “thần kỳ” được đông đảo doanh nghiệp ưa chuộng nhờ khả năng tăng doanh thu cao, tối đa hoá nguồn lợi nhuận mà không hề gây cảm giác khó chịu cho người mua.
Xem thêm: Hiệu ứng chim mồi | Chiến lược bán hàng hiệu quả cho doanh nghiệp.
Lợi ích của Upsell trong kinh doanh
Sở dĩ Upsell được đánh giá rất cao trong quá trình bán hàng là nhờ hàng loạt những lợi ích tuyệt vời mà phương pháp này sở hữu. Cụ thể, Upsell giúp doanh nghiệp:
Xây dựng mối quan hệ với khách hàng
Với mục tiêu cốt lõi là mang tới cho khách hàng những trải nghiệm đầy đủ, hoàn hảo nhất, Upsell hiện đang được các doanh nghiệp ứng dụng để làm thoả mãn toàn bộ nhu cầu người mua. Việc thực hiện Upsell kết hợp thêm cùng những đề xuất về sản phẩm/dịch vụ với mức giá không quá cao nhưng vẫn đảm bảo chất lượng có thể mang tới cho khách hàng sự hài lòng, thoải mái.
Ngoài ra, Upsell còn được xem như một cách hiệu quả góp phần giúp doanh nghiệp đảm bảo được giá trị trọn đời của mỗi khách hàng. Thông qua Upsell, người mua sẽ có thêm nhiều lựa chọn, thoả mãn đa dạng nhu cầu. Từ đây, doanh nghiệp cũng có thể nhận về nhiều sự quan tâm hơn; đồng thời tạo dựng niềm tin vững chắc, trung thành nơi khách hàng.
Gia tăng lợi nhuận
Gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp là lợi ích hiển nhiên mà Upsell mang lại. Khi khách hàng mua nhiều sản phẩm, điều đó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ kiếm thêm được nhiều tiền. Và trong quá trình này, Upsell giữ vai trò như một “chiếc chìa khoá” với khả năng “mở ví” người mua hiệu quả. Công cụ Upsell sẽ thúc đẩy khách hàng “phân bổ” ví tiền của bản thân vào nhiều sản phẩm/dịch vụ khác.
Có thể bạn chưa biết: Đào tạo nhân viên bán hàng | 9 tips đào tạo gấp đôi hiệu suất.
Tăng trải nghiệm mua sắm
Trên thực tế, việc gợi ý và cung cấp nhiều sự lựa chọn hơn cho khách hàng là một trong những biểu hiện của sự quan tâm cũng như mức độ chuyên nghiệp của doanh nghiệp. Theo đó, Upsell chính là chiến lược để người mua lựa chọn sản phẩm/dịch vụ một cách tự nguyện dựa trên khả năng kinh tế của chính mình.
Có thể nói, cách bán hàng này không hề mang tính chất ràng buộc. Vì vậy, Upsell mang đến cho khách hàng cảm dễ chịu, từ đó giúp nâng cao trải nghiệm của họ sau quá trình mua sắm.
Điểm khác biệt giữa Up-selling và Cross-selling
Mặc dù đều mang lại cho doanh nghiệp hiệu quả doanh thu vượt trội, vậy nhưng Up-selling và Cross-selling lại là 02 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Cụ thể:
- Up-selling: Là hình thức doanh nghiệp hỗ trợ khách hàng mua những sản phẩm/dịch vụ có giá trị cao hơn so với sản phẩm/dịch vụ khách hàng có nhu cầu mua ban đầu. Về cơ bản, với Up-selling, người mua sẽ càng muốn chi nhiều tiền hơn cho cùng một loại sản phẩm/dịch vụ hoặc các sản phẩm/dịch vụ khác.
- Cross-selling: Là hình thức doanh nghiệp thúc đẩy khách hàng mua những sản phẩm/dịch vụ có liên quan đến sản phẩm/dịch vụ đã sở hữu trước đó. Hiểu một cách đơn giản hơn, Cross-selling (bán chéo) cung cấp cho người mua những mặt hàng liên quan đến sản phẩm gốc để góp phần gia tăng giá trị đơn hàng.
>>>Xem thêm: DISC là gì? Cách ứng dụng DISC trong bán hàng.
03 cách thuyết phục khách hàng “tự nguyện” Upsell
Để việc thuyết phục khách hàng “tự nguyện” Upsell hiệu quả và không tạo cho họ cảm giác khó chịu, các doanh nghiệp có thể tham khảo ngay 03 cách thức dưới đây:
Up-selling “gắn liền”
“Gắn liền” được xem như kỹ thuật Upsell phổ biến hàng đầu; đồng thời là yếu tố tiên quyết để thực hiện bán thêm thành công. Sử dụng phương pháp này, khách hàng sẽ không chỉ sẵn lòng chi trả thêm tiền mà còn cảm thấy mình nên làm như vậy. Hiểu một cách đơn giản, khi khách hàng muốn mua sản phẩm, người bán có thể gợi ý cho họ mua thêm những sản phẩm kèm theo.
Ví dụ, nếu khách hàng mua đồ ăn nhanh tại quầy McDonald’s, vào thời điểm order, nhân viên phụ trách nhiệm vụ Upsell có thể hỏi người mua câu hỏi “Bạn có muốn mua thêm 01 phần khoai tây chiên không ạ?”. Trên thực tế, khoai tây chiên thường “gắn liền” với mọi món ăn của thương hiệu McDonald’s. Và phần lớn khi nghe câu hỏi này, khách hàng sẽ trả lời là “Có”.
Up-selling “giá hời”
Cố ý tạo ra cho khách hàng cảm giác bản thân mua được sản phẩm/dịch vụ “giá hời” được xem như một trong những phương pháp Upsell vô cùng hiệu quả. Với trường hợp này, nhân viên phụ trách nhiệm vụ bán thêm sẽ có thể hỏi người mua câu hỏi “Anh/Chị muốn sử dụng suất ăn lớn hay suất ăn vừa”. Và thay vì lựa chọn suất ăn nhỏ như dự tính, họ thường sẽ đồng ý với một trong hai gợi ý trên.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Upsell “giá hời”, để khách hàng không cảm thấy rằng bản thân đã tiêu tốn nhiều chi phí hơn so với kế hoạch ban đầu, doanh nghiệp hãy áp dụng nguyên tắc bán thêm với số tiền giới hạn dưới 25% so với tổng số tiền ban đầu khách hàng muốn bỏ ra.
Tham khảo: Cẩm nang: Cách bán hàng trên Lazada cho người mới bắt đầu.
Kết hợp Up-selling và Cross-selling
Bên cạnh 02 kỹ thuật trên, doanh nghiệp còn có thể kết hợp Up-selling và Cross-selling cùng một lúc để kinh doanh những sản phẩm/dịch vụ phù hợp. Điển hình như tại một số cửa hàng đồ uống như Highlands Coffee, Phúc Long v.vv.., sau khi order đồ uống, nhân viên cửa hàng sẽ gợi ý thêm cho khách hàng một số loại bánh ngọt/bánh mặn phù hợp với thức uống được gọi. Tại những địa điểm này, quầy bánh ngọt thường được đặt ngay gần quầy order để thu hút sự chú ý của khách.
Bí quyết tăng trưởng doanh thu trong bán hàng hiệu quả
Để việc Upsell đạt hiệu quả tối ưu nhất, doanh nghiệp hãy bỏ túi ngay một số bí quyết được Vieclamkinhdoanh.vn sưu tầm và tổng hợp dưới đây:
Chỉ Upsell những sản phẩm có liên quan
Mục đích chính của việc Upsell là bán thêm được những sản phẩm/dịch vụ có giá trị cao hơn so với sản phẩm/dịch vụ mà khách hàng mong muốn. Tuy nhiên, việc làm này đòi hỏi doanh nghiệp phải đảm bảo vẫn mang đến cho người mua cảm giác thoải mái, hài lòng. Chính bởi vậy, khi tiến hành Upsell, hãy chắc chắn rằng món hàng được chào mời mua thêm có liên quan tới sản phẩm mà khách muốn sở hữu ban đầu.
Sử dụng chương trình khuyến mại có thời hạn trong khi Upsell
Việc sử dụng chương trình khuyến mại trong khi Upsell sẽ góp phần thúc đẩy hành vi mua sắm của khách hàng. Tuy nhiên, những khuyến mại này cần được thực hiện chỉ trong một khoảng thời gian nhất định. Đồng thời, doanh nghiệp cũng nên tiến hành truyền thông để mọi người mua đều nắm bắt rõ ràng về thông tin chương trình.
Bên cạnh việc tung ra khuyến mại hấp dẫn, việc Upsell trong khoảng thời gian này cũng trở nên đơn giản, thuận lợi hơn. Bởi thực tế, khách hàng luôn có xu hướng muốn sở hữu một loại hình sản phẩm/dịch vụ khi chúng đang dần trở nên khan hiếm. Việc kết hợp cùng chương trình khuyến mại sẽ thúc đẩy họ bỏ tiền do khả năng tạo cảm giác thoả mãn, hài lòng.
Xem ngay: Bật mí cách bán hàng trên Shopee Food đạt “ngàn đơn” dễ dàng.
Tạo trải nghiệm mua hàng thoải mái
Khi người mua đưa ra quyết định mua hàng có nghĩa là họ đã tự thoả mãn nhu cầu sở hữu của bản thân. Từ đó, kế hoạch Upsell được áp dụng cũng cần phải đáp ứng được nhu cầu này. Thậm chí, việc thoả mãn còn cần được thực hiện một cách triệt để hơn bởi lúc này, khách hàng sẽ dễ dàng bị thuyết phục và nhanh chóng đưa ra quyết định cuối cùng.
Tặng kèm một số món quà nhỏ
Phần lớn người mua đều có tâm lý yêu thích những món quà nhỏ được tặng kèm miễn phí. Và để khuyến khích khách hàng mua thêm một sản phẩm/dịch vụ nào đó, doanh nghiệp hãy tặng họ một vài món quà để thúc đẩy tốc độ mua hàng nhanh hơn.
Đây đồng thời cũng được xem là phương pháp gia tăng mức độ trung thành của khách hàng đối với thương hiệu hiệu quả. Theo đó, doanh nghiệp có thể khuyến khích người mua đồng ý Upsell vào một số thời điểm thích hợp như đợt giảm giá, chương trình tri ân v.vv..
Cung cấp giá trị tuyệt đối trong quá trình Upsell
Trên thực tế, mục đích cuối cùng của Upsell chính là cung cấp những giá trị nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Bởi vậy, việc đưa ra những gợi ý, đề nghị phù hợp có thể giúp người mua cảm thấy thoải mái và dễ dàng chi tiền hơn.
Để tăng doanh thu một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần đảm bảo luôn luôn tư vấn cho khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ phù hợp với nhu cầu; đồng thời bảo vệ “chiến lợi phẩm” của họ. Khi thực hiện được điều này, chiến lược Upsell sẽ gặt hái được nhiều thành công.
Tổng kết
Như vậy, thông qua những chia sẻ kinh nghiệm trên đây, Vieclamkinhdoanh.vn đã giúp bạn trả lời câu hỏi Upsell là gì cũng như cung cấp góc nhìn tổng quan nhất về kỹ thuật bán hàng này. Hy vọng rằng với bài viết ngày hôm nay, bạn có thể hiểu và áp dụng thành công kiến thức về Upsell vào quy trình bán hàng của mình.
Ngoài ra, nếu đang quan tâm về những việc làm hấp dẫn hơn thuộc ngành Marketing, TopCV.vn chắc chắn chính là điểm dừng chân lý tưởng dành cho bạn. Đến với TopCV.vn, bên cạnh việc được tạo CV theo mẫu hoàn toàn miễn phí, bạn sẽ còn được cập nhật liên tục những tin tức tuyển dụng với mức lương và đãi ngộ hấp dẫn hàng đầu Việt Nam!