Hiểu được khái niệm tái định vị thương hiệu là gì sẽ giúp doanh nghiệp thích nghi với sự thay đổi và phát triển để phù hợp với thị hiếu khách hàng. Đến với bài viết thuộc chuyên mục chia sẻ kinh nghiệm ngày hôm nay, Vieclamkinhdoanh.vn sẽ cùng bạn đi khám phá chi tiết về tầm quan trọng cũng như rủi ro khi triển khai chiến lược quy mô lớn này!
Mục lục
Tái định vị thương hiệu là gì?
Tái định vị thương hiệu là gì? Tái định vị thương hiệu là quá trình phức tạp nhằm thay đổi cách khách hàng nhận thức về một thương hiệu. Quá trình này có thể bao gồm nhiều yếu tố khác nhau như đổi mới logo, tên gọi, hình ảnh, slogan, chiến lược truyền thông, sản phẩm, giá cả, dịch vụ, giá trị cốt lõi hay thậm chí cả sứ mệnh của nhãn hàng.
Việc một doanh nghiệp quyết định tái định vị thương hiệu sẽ có thể mang nhiều mục đích khác nhau, tiêu biểu như:
- Đáp ứng sự thay đổi của thị trường hoặc sự thay đổi của nhu cầu khách hàng.
- Mở rộng hơn thị trường kinh doanh.
- Tăng tính cạnh tranh với sản phẩm/dịch vụ của đối thủ mới.
- Phù hợp hơn với mục tiêu kinh doanh trong tương lai.
Xem thêm: Bài học rút ra từ chiến lược kinh doanh của Viettel.
Lý do doanh nghiệp nên tái định vị thương hiệu là gì?
Khi một doanh nghiệp quyết định thực hiện tái định vị thương hiệu, họ chắc chắn sẽ có một hoặc nhiều lý do tiềm ẩn đằng sau. Trong đó, nguyên nhân thường thấy nhất chính là:
- Thị trường và thị hiếu khách hàng thay đổi: Thị trường và khách hàng không phải yếu tố bất biến mà luôn thay đổi theo từng ngày, thậm chí từng giờ. Để mặt hàng của doanh nghiệp không bị bỏ lại phía sau hay bị đối thủ chiếm mất thị phần, việc thay đổi sản phẩm/dịch vụ là điều bắt buộc.
- Tạo sự mới mẻ cho thương hiệu: Khi một thương hiệu đã có sẵn tiếng tăm thực hiện tái định vị thương hiệu, hành động này sẽ thu hút sự chú ý của truyền thông cũng như khách hàng. Điều này còn có thể góp phần tăng doanh số và cải thiện danh tiếng cho doanh nghiệp.
- Thích nghi với xu thế mới: Tái định vị thương hiệu được xem như một phương pháp hiệu quả để cả thương hiệu và sản phẩm/dịch vụ họ bắt kịp những xu hướng, phong cách hiện hành; đồng thời thu hút thêm khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ.
- Tạo giá trị cho khách hàng: Tái định vị thương hiệu có thể tạo ra giá trị mới cho khách hàng để từ đó đáp ứng tốt hơn nhu cầu của họ. Đây được xem như điểm đột phá để tăng khả năng khách hàng trở thành người mua trung thành và cải thiện doanh số tiêu thụ hàng hóa.
Những doanh nghiệp nào nên tiến hành tái định vị thương hiệu?
Thông thường, khi doanh nghiệp đang có một hay một vài dấu hiệu dưới đây, nhà quản lý cần lên kế hoạch tái định vị thương hiệu ngay để đảm bảo hướng đi cũng như tốc độ phát triển thuận lợi cho tổ chức:
Doanh nghiệp có tên gọi/logo tương đồng với đối thủ
Mỗi thương hiệu đều cần có bản sắc riêng để không bị nhầm lẫn với đối thủ. Do đó, nếu tên gọi/logo của doanh nghiệp đang quá chung chung, dễ bị nhầm lẫn với các đơn vị khác cùng ngành, việc tái định vị thương hiệu sẽ là nền tảng để tăng hiệu quả cho những chiến dịch tiếp thị truyền thông về sau.
Thông qua việc phân tích tên gọi, logo hay chiến dịch tiếp thị của đối thủ cạnh tranh, nhà quản lý có thể đưa ra ý tưởng mới mẻ, độc đáo hơn để người dùng có thể dễ dàng nhận diện thương hiệu.
Không chỉ là tên gọi/logo, doanh nghiệp cũng nên xác định lại yếu tố tạo nên sự khác biệt trong sản phẩm/dịch vụ của mình, từ đó tìm ra lợi thế cạnh tranh so với đối thủ. Như vậy, doanh nghiệp có thể xây dựng lại bộ nhận diện thương hiệu và quảng bá với đối tác, người tiêu dùng hay chính các thành viên nội bộ doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có tốc độ phát triển chưa thực sự đột phá
Triển khai chiến dịch tái định vị thương hiệu không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải xóa bỏ toàn bộ những hình ảnh về thương hiệu đã được xây dựng trước đây. Thay vào đó, nhà quản lý chỉ cần tiến hành cải thiện những điểm yếu trong quá khứ và tiếp tục phát huy lợi thế trong tương lai.
Tham khảo: Nhượng quyền thương hiệu: Những cái tên đắt giá nhất Việt Nam.
Doanh nghiệp có tầm nhìn không còn phù hợp với thị trường
Dù hoạt động trong bất cứ lĩnh vực nào, giá trị và định hướng thương hiệu cũng luôn là những yếu tố quan trọng và có ảnh hưởng hàng đầu đến doanh nghiệp. Theo đó, nếu nhận thấy tầm nhìn hiện tại của thương hiệu đã không còn phù hợp với xu hướng phát triển của thị trường, tái định vị sẽ là một hành động cần thiết.
Tầm nhìn thương hiệu được ví như một vị “sứ giả” đóng vai trò tương tác với người tiêu dùng. Bởi vậy, nhà quản lý hãy chú ý tới sự khác biệt, độc đáo và quan trọng nhất là khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường khi thực hiện tái định vị thương hiệu. Ngoài ra, chiến lược này cũng cần phải chứa đựng thông điệp mà doanh nghiệp muốn gửi gắm tới khách hàng.
Doanh nghiệp có hình ảnh thương hiệu đang bị ảnh hưởng
Trong trường hợp hình ảnh của doanh nghiệp đang tiêu cực hóa (ý nghĩa thông điệp bị hiểu sai lệch, cách tiếp cận khách hàng không phù hợp, chất lượng trải nghiệm thương hiệu không tốt v.vv..) thì tái định vị thương hiệu trong thời điểm này là hành động vô cùng cần thiết để hạn chế sự lan rộng của các vấn đề không lành mạnh trên phương tiện truyền thông, gây ảnh hưởng nghiệm trọng đến người tiêu dùng.
Một số vấn đề cần lưu ý trước khi tái định thương hiệu
Trước khi thực hiện tái định vị thương hiệu, doanh nghiệp cần lưu ý tới một số vấn đề quan trọng như sau:
- Hiểu rõ sứ mệnh và giá trị của thương hiệu: Trước khi quyết định tái định vị thương hiệu, ngoài việc xác định rõ sứ mệnh và giá trị, doanh nghiệp cũng cần tập trung làm rõ yếu tố sẽ tạo nên sự khác biệt cho thương hiệu của mình. Nhà quản lý hãy trả lời những câu hỏi như:
- Thương hiệu ra đời để làm gì?
- Thương hiệu có phù hợp với thị trường không?
- Giá trị thương hiệu hiện tại là gì?
- Thương hiệu đã và đang làm gì để hoàn thành sứ mệnh?
- Tái định vị phù hợp với thương hiệu: Doanh nghiệp cần đảm bảo tận dụng tối đa tài sản thương hiệu hiện có để tối ưu hóa chi phí. Đồng thời, hãy xem xét đến chiến lược, ngân sách, thời điểm triển khai cùng các mục tiêu khác về doanh số, thị phần, tăng trưởng v.vv..
- Cân nhắc thị trường và tính cạnh tranh: Trước khi tái định vị thương hiệu, nhà quản lý phải cân nhắc đến xu thế thị trường và sự cạnh tranh đến từ các công ty đối thủ. Doanh nghiệp hãy xác định rõ những gì đối thủ của mình đang có để tìm ra phương án nổi bật, khác biệt hơn.
Rủi ro khi tái định vị thương hiệu và tips giải quyết hiệu quả cho doanh nghiệp
Bên cạnh hàng loạt lợi ích vượt trội, việc triển khai chiến lược tái định vị thương hiệu cũng có thể khiến doanh nghiệp phải đối diện với một số rủi ro như sau:
Tạo khoảng cách với khách hàng cũ của doanh nghiệp
Việc doanh nghiệp tái định vị thương hiệu có thể khiến các khách hàng cũ đã tin dùng sản phẩm/dịch vụ trước đó bị ảnh hưởng. Lúc này, nhà quản lý cần xây dựng kế hoạch thúc đẩy tương tác mạnh mẽ với họ để giảm thiểu tối đa rủi ro.
Tốt hơn hết, doanh nghiệp hãy tìm hiểu kỹ càng về ý kiến cũng như mong đợi của khách hàng về thương hiệu thông qua các cuộc khảo sát, phỏng vấn sâu v.vv.. Từ đây, nhà quản lý mới nắm được chính xác nhu cầu của khách hàng và tiến hành phản hồi để họ cảm nhận sâu sắc sự trân quý mà doanh nghiệp dành cho mình.
Bên cạnh đó, việc truyền thông hay thông báo trực tiếp về quy trình tái định vị thương hiệu qua email, website, mạng xã hội v.vv.. cũng rất cần thiết để khách hàng không cảm thấy bị động và sẵn sàng tiếp nhận sự đổi mới từ doanh nghiệp.
Xem ngay: Thương hiệu cá nhân là gì? Tầm quan trọng trong kinh doanh.
Ngân sách tiếp thị của doanh nghiệp bị ảnh hưởng
Ngân sách tiếp thị bị ảnh hưởng là rủi ro thứ hai mà doanh nghiệp cần lường trước khi quyết định tái định vị thương hiệu. Như vậy, nhà quản lý cần phải dự trù nguồn vốn này cho chiến lược của mình để dễ dàng theo dõi và truyền thông tới khách hàng.
Trong trường hợp ngân sách tiếp thị không được lập ngay từ ban đầu, rất có thể ngay khi chạy xong chiến dịch, nguồn lực của doanh nghiệp đã bị cạn kiệt, gây nhiều khó khăn cho việc quảng bá thông tin.
Phá vỡ tài sản website của doanh nghiệp
Trong quá trình tái định vị thương hiệu, việc chỉnh sửa hay chuyển dịch toàn bộ nội dung từ website cũ sang website mới có thể làm gián đoạn thao tác tìm kiếm thông tin về doanh nghiệp của khách hàng. Nếu không có những liên kết chuyển hướng hay phương án dự phòng, thương hiệu sẽ đánh mất nhiều người tiêu dùng tiềm năng bởi những trải nghiệm không hài lòng tại website của bạn.
Không thể sử dụng nội dung/hình ảnh của doanh nghiệp đa ngữ cảnh
Việc tái định vị thương hiệu không chỉ tồn tại ở một ngữ cảnh riêng biệt. Vì thế, doanh nghiệp cần phải linh hoạt trong sự biến đổi của ngữ cảnh. Ở đây, nhà quản lý sẽ cần trang bị đầy đủ hình ảnh, nội dung v.vv.. sao cho phù hợp nhất với ngữ cảnh hiện tại để đảm bảo quá trình tái định vị thương hiệu diễn ra một cách suôn sẻ, dễ dàng.
Tổng kết
Hy vọng rằng thông qua bài viết do Blog Kinh Doanh mang đến ngày hôm nay, bạn đã tìm được lời giải đáp chi tiết cho câu hỏi “Tái định vị thương hiệu là gì?”. Nhìn chung, đây là một xu thế tất yếu để doanh nghiệp thích nghi với sự thay đổi và phát triển của thị trường. Tuy nhiên, nhà quản lý cũng cần chuẩn bị và triển khai chiến dịch đúng cách để hạn chế tối đa rủi ro và thu về kết quả khả quan nhất!