mo-ta-cong-viec-nhan-vien-kinh-doanh

Bản mô tả công việc nhân viên kinh doanh chi tiết cho mọi ngành nghề

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Nhân viên kinh doanh là công việc lương vừa cao lại vừa không yêu cầu quá nhiều về chuyên môn. Với cơ hội rộng mở và ít cạnh tranh nên luôn được các ứng viên săn đón. Khác với các công việc hay nghề khác chỉ có lương cứng, nhân viên kinh doanh là một cơ hội cho những ai muốn mức lương cao và hấp dẫn nhờ vào mức hoa hồng. 

Hãy cùng vieclamkinhdoanh.vn khám phá về nghề nhân viên kinh doanh thông qua khái niệm và bản mô tả công việc nhân viên kinh doanh trong bài viết dưới đây!

Nhân viên kinh doanh là gì?

Nhân viên kinh doanh là công việc mà nhiệm vụ chính của bạn là bán hàng để tăng doanh thu cho công ty. Bạn sẽ được đào tạo các kỹ năng bán hàng để chốt được nhiều đơn hàng hơn. 

Khác với các nghề khác thu nhập của nhân viên kinh doanh bao gồm 2 phần: Lương cứng và hoa hồng. Hoa hồng được trích dựa trên phần trăm sản phẩm bán được. Hơn thế, bạn cũng phải đảm bảo KPI chính là chỉ tiêu doanh số mà bạn cần đạt được.

Nhân viên kinh doanh mang giúp công ty thu lợi nhuận từ việc bán hàng
Nhân viên kinh doanh mang giúp công ty thu lợi nhuận từ việc bán hàng

Nếu bạn là nhân viên kinh doanh giỏi, việc hoa hồng cao gấp 3, 4 lần lương cứng là phải có thể. Từ đó thu nhập của bạn có thể được nâng cao, không cần phải sống dựa vào lương cứng. 

Mô tả công việc nhân viên kinh doanh gồm những công việc gì? Nhân viên kinh doanh làm gì mà lương có thể lên đến vài chục triệu đồng mỗi tháng, hãy cùng theo dõi mô tả công việc nhân viên kinh doanh thật chi tiết ở những mục sau.

>>>Xem thêm: Hỗ Trợ Kinh Doanh Là Gì? Vai Trò Của Nhân Viên Hỗ Trợ Kinh Doanh

Mô tả công việc nhân viên kinh doanh chi tiết cho mọi ngành, yêu cầu và quyền lợi đi kèm

Nếu ở trên chúng ta đã đi tìm hiểu về khái niệm nhân viên kinh doanh thì ở phần này chúng ta sẽ được xem chi tiết mô tả công việc nhân viên kinh doanh để xem nhân viên kinh doanh cần làm những công việc gì nhé. 

Cùng điểm qua và xem bản làm được những đầu mục nào trong bản mô tả công việc nhân viên kinh doanh này.

Mô tả công việc nhân viên kinh doanh

Nhân viên kinh doanh sẽ cần phải thực hiện công việc, nhiệm vụ như sau:

  • Gọi khách hàng theo data đã có sẵn từ công ty – telesale để giới thiệu về sản phẩm/dịch vụ.
  • Tìm kiếm khách hàng mới tiềm năng, mở rộng xây dựng data từ danh sách công ty đã đưa.
  • Chăm sóc và giữ liên lạc với khách hàng cũ. Thường xuyên gửi cho khách hàng email về sản phẩm/dịch vụ mới, thông tin về các chương trình khuyến mãi.
  • Tư vấn, giới thiệu cho khách hàng về những sản phẩm/dịch vụ của công ty và những ưu đãi khi mua hàng.
  • Thuyết phục để khách hàng mua hàng và chốt sale để bán hàng thành công.
  • Theo dõi các công đoạn để giao hàng: từ lập hợp đồng, xuất kho, nghiệm thu hay kiểm tra chất lượng sản phẩm/ dịch vụ.
  • Ghi nhận phản hồi của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ. Nếu khách hàng chưa hài lòng và phàn nàn về chất lượng sản phẩm/dịch vụ thì xử lý và giải quyết cho khách hàng.
  • Đề xuất và tạo các combo khuyến mãi hay promotion về chương trình giảm giá, tri ân khách hàng để thu hút khách hàng.
  • Quản lý, lưu trữ thông tin đơn hàng, thông tin liên hệ khách hàng (lead) và thông tin công ty mua hàng (account). 
  • Báo cáo công việc và doanh số cá nhân với quản lý.
Tư vấn về sản phẩm và thuyết phục khách hàng là nhiệm vụ của nhân viên kinh doanh
Tư vấn về sản phẩm và thuyết phục khách hàng là nhiệm vụ của nhân viên kinh doanh

Yêu cầu để làm nhân viên kinh doanh

Tuy không yêu cầu về kỹ năng chuyên môn quá cao, nhưng để trở thành nhân viên kinh doanh, bạn nên đáp ứng được những yêu cầu như sau:

  • Tốt nghiệp cấp 3, cao đẳng hoặc đại học. Ưu tiên các ứng viên tốt nghiệp cao đẳng trở lên các chuyên ngành: Kinh tế – Thương mại, Marketing, Ngoại Thương, Quản trị kinh doanh,…
  • Thành thạo tin học văn phòng Word, Excel,…để tiện cho công việc.
  • Có thể sử dụng các phần mềm bán hàng như Tpos, CRM,…
  • Có kinh nghiệm sale là một lợi thế, chưa có sẽ được đào tạo bài bản.
  • Chịu được áp lực công việc khi chạy KPI.
  • Nhanh nhẹn, thật thà và xử lý tình huống khó khăn tốt.

>>>Xem thêm: Mức Lương Trưởng Phòng Kinh Doanh Trung Bình Hiện Nay?

Quyền lợi của nhân viên kinh doanh

Bên cạnh những yếu tố liên quan đến công việc, yêu cầu thì quyền lợi là một yếu tố cần quan tâm. Những quyền lợi thường thấy của nhân viên kinh doanh có thể bao gồm:

  • Lương cứng + hoa hồng mỗi tháng cao, lương có thể lên đến 15.000.000 đ/tháng.
  • Thưởng tết, thưởng tháng 13, thưởng thi đua doanh số, thưởng khi đạt KPI.
  • Team building và du lịch ít nhất 1 lần/năm.
  • Thưởng hiệu quả hoạt động kinh doanh cuối năm khi tổng kết năm tài chính.
  • Thưởng sinh nhật, lễ tết với phúc lợi đầy đủ.
  • Ký hợp đồng và được đóng bảo hiểm xã hội, các quyền lợi khác theo chế độ của luật Lao động.

Một số thuật ngữ mà nhân viên kinh doanh cần biết

Ngoài việc đọc và hiểu về bản mô tả công việc nhân viên kinh doanh để hiểu hơn về vị trí công việc. 

  • KPI của nhân viên kinh doanh: Đây là chỉ số đo lường hiệu quả công việc. Đối với nhân viên kinh doanh chính là doanh số.
  • Hoa hồng : Hay còn gọi là Commission, là số phần trăm tính theo đơn hàng mà nhân viên được trả như thù lao mỗi đơn hàng thành công.
  • Telesale/ Cold call: Gọi lạnh là một hình thức chủ động liên hệ cho khách hàng để giới thiệu về sản phẩm.
  • Direct Sale: Hay được gọi là quá trình bán hàng trực tiếp khi đối diện “face to face” với khách hàng để tư vấn về sản phẩm/dịch vụ và thuyết phục khách mua hàng.
  • Promotion: Các chương trình khuyến mãi được tạo ra để thu hút khách hàng.
  • Combo: Bán kèm nhiều sản phẩm/dịch vụ với nhau với ưu đãi đặc biệt, thu hút khách hàng mua theo combo.
Nhân viên kinh doanh vẫn là một ngành hấp dẫn thường xuyên được tuyển dụng
Nhân viên kinh doanh vẫn là một ngành hấp dẫn thường xuyên được tuyển dụng

Qua bài viết bạn đã được tìm hiểu về nghề kinh doanh và các thuật ngữ đi kèm. Quan trọng nhất là tham khảo bản mô tả công việc nhân viên kinh doanh chi tiết cho mọi ngành để hiểu rõ hơn về công việc mà bạn cần ứng tuyển. Nhanh tay ứng tuyển để bắt đầu làm việc bạn nhé.

>>>Xem thêm: Tìm Hiểu Về Chức Năng Nhiệm Vụ Của Phòng Kinh Doanh

Hình ảnh: Sưu tầm


Spread the love

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *