Bên cạnh B2B thì B2C cũng là mô hình kinh doanh phổ biến hiện nay và được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Hãy cùng Vieclamkinhdoanh về mô hình kinh doanh B2C là gì và có những loại mô hình nào phổ biến hiện nay nhé.
Mục lục
Mô hình kinh doanh B2C là gì?
B2C – Business-to-Consumer là thuật ngữ được sử dụng để đề cập đến quá trình bán sản phẩm, dịch vụ trực tiếp giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng cuối. Ngày nay, B2C được liên kết nhiều hơn với nhiều mô hình kinh doanh khác nhau và gần như trở thành mô hình kinh doanh chủ đạo của thị trường.
B2B – Business-to-Business là loại hình kinh doanh luôn song hành cùng với B2C. Mặc dù B2B được đánh giá là có độ lớn về doanh thu tiềm năng cao hơn, những B2C lại mang đến nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Bên cạnh đó, với mức giá cạnh tranh, có thể tiếp cận khách hàng mọi lúc mọi nơi, chu kì bán hàng nhanh,… cũng là những lợi thế mà mô hình kinh doanh B2C mang đến cho doanh nghiệp.
7 Mô hình kinh doanh B2C phổ biến hiện nay
Hiện tại, có khá nhiều mô hình kinh doanh B2C được phát triển theo sự tăng trưởng của công nghệ kỹ thuật số, thương mại điện tử. Dưới đây sẽ là 7 mô hình kinh doanh B2C phổ biến mà bạn có thể tham khảo:
Mô hình cổng thông tin – Portal
Mô hình kinh doanh B2C này được ra đời và phát triển với sự ra đời của internet. Mô hình cổng thông tin sẽ cung cấp khả năng truy cập cho người dùng cuối vào những sản phẩm/dịch vụ khác. Ví dụ điển hình của dạng mô hình này có thể kể đến như các công cụ tìm kiếm nổi tiếng Google, Cốc Cốc, Yahoo,…
Các cổng thông tin tổng quát thu hút một lượng truy cập cực kỳ lớn, thường là hàng chục triệu lượt truy cập mỗi tháng, đối với thông tin chung, nội dung hoặc dịch vụ đa dạng. Lợi nhuận của mô hình cổng thông tin nhận được là từ các nhà quảng cáo khi họ muốn thu hút lượng lớn người dùng truy cập khác.
Mục tiêu chính của cổng thông tin là cung cấp cho mỗi người dùng chế độ xem được cá nhân hóa và tích hợp về thông tin và ứng dụng của công ty. Bên cạnh cung cấp nội dung, mô hình này còn thành công bởi cung cấp nhiều dịch vụ khác đi kèm.
Nhà bán lẻ điện tử – E-tailer
Nhà bán lẻ điện tử thường sẽ là mô hình bán hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp qua môi trường internet. Mô hình này có thể được sử dụng cho cả 2 hình thức kinh doanh là B2B và B2C. Các doanh nghiệp sẽ đăng tải sản phẩm của mình lên những nền tảng trung gian, ví dụ như Lazada, Shopee, Tiki,… hoặc tự tạo ra website bán hàng riêng để tiếp cận khách hàng cuối.
Nhà bán lẻ điện tử có thể bao gồm nhiều loại hình doanh nghiệp, tổ chức khác nhau. Các loại hình nhà bán lẻ điện tử phổ biến hiện nay mà bạn có thể tham khảo như sau:
- Bán lẻ điện tử thuần túy: Nhà bán lẻ điện tử thuần túy là loại hình kinh doanh chỉ cung cấp dịch vụ bán lẻ điện tử và không vận hành bất kỳ loại cửa hàng thực tế nào mà khách hàng có thể bước vào.
- Brick và Click E-tailers: Là những doanh nghiệp cung cấp cả dịch vụ bán lẻ điện tử và duy trì các cửa hàng truyền thống thực tế mà khách hàng có thể mua sắm tại đó.
Điểm mạnh của mô hình kinh doanh B2C này là giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, tối ưu chi phí vận hành, mở rộng phạm vi thị trường,… Tuy vậy, nó cũng có thể tồn tại một số thách thức như có thể bị “tin tặc”, phát sinh chi phí cao liên quan đến duy trì website, cần làm kho bãi để chứa hàng hóa, pháp lý đối với E-tailer chưa được chặt chẽ.
Đơn vị cung cấp nội dung – Content Service Provider
Đơn vị cung cấp nội dung – Content Service Provider (CSP) là một mô hình kinh doanh B2C tổng hợp, nâng cao và tạo danh mục sản phẩm với mô tả sản phẩm, hình ảnh, video và nội dung đa phương tiện khác. Hay có thể hiểu rằng, mô hình này sẽ tập hợp tất cả các nền tảng, dịch vụ, công cụ với mục đích tạo, thu thập, quản lý, phân phối nội dung ở nhiều kênh bán hàng. Ví dụ để bạn có thể dễ hiểu hơn về mô hình này có thể kể đến mp3.zing.vn, Spotify,…
Mô hình này sẽ thu lợi nhuận từ việc khách hàng thanh toán các phí sử dụng, gói thuê bao, thanh toán tải xuống nội dung, quyền truy cập,… đối với các nội dung mà doanh nghiệp hoặc cá nhân khác cung cấp lên nền tảng của họ. Về cơ bản, CSP tích hợp với nhiều loại nhà cung cấp khác nhau, chẳng hạn như cửa hàng trực tuyến, nhà sản xuất, thị trường và những người khác. Ngoài nhóm các CSP này, mô hình kinh doanh B2C này cũng được các doanh nghiệp sử dụng để cung cấp các sản phẩm nội dung của chính họ.
Đơn vị tạo thị trường – Market Creator
Những doanh nghiệp hoạt động theo hình thức này sẽ tạo ra thị trường số cho người mua – người bán kết nối với nhau. Nó có thể là nơi trưng bày sản phẩm, thực hiện nghiên cứu hoặc mua – bán diễn ra. Hay, bạn cũng có thể hiểu đây là những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ sàn thương mại điện tử như Lazada, Shopee,…
Mô hình kinh doanh B2C này cũng được áp dụng trong B2B và C2C. Theo đó, mô hình kinh doanh là đơn vị tạo thị trường sẽ có những phương pháp phân phối như sau:
- Bán buôn, bán sỉ – Wholesaling: Đây thường sẽ là mô hình kinh doanh B2B, khi doanh nghiệp thay vì bán sản phẩm cho người tiêu dùng cuối, họ sẽ bán cho những doanh nghiệp khác với số lượng lớn hơn và giá thấp hơn. Về cơ bản thì đây là mối quan hệ giữa nhà sản xuất – nhà phân phối – nhà bán lẻ.
- Bán lẻ – Retailing: Là phương pháp phân phối phổ biến của Market Creator. Họ sẽ bán sản phẩm trực tiếp từ nhà sản xuất, phân phối đến tay người dùng cuối. Mỗi một lĩnh vực hoặc doanh nghiệp sẽ có phương pháp phân phối khác nhau đối với Market Creator.
- Dropshipping: Là hình thức đơn hàng sẽ được thực hiện bằng bên thứ 3. Nghĩa là, bạn sẽ cung cấp hình ảnh, bản thiết kế hàng hóa, đơn vị thứ 3 sẽ thực hiện dự trữ, đóng gói, vận chuyển nó đến tay khách hàng.
- Dịch vụ đăng ký – Subscriptions services: Loại hình này trong những năm gần đây đã tăng lên đáng kể. Khách hàng của bạn sẽ đăng ký nhận 1 số lượng sản phẩm nhất định và các Market Creator sẽ phân phối đến họ theo định kỳ.
- Nhãn hàng riêng – Private labeling: Doanh nghiệp sẽ thuê bên thứ 3 để tạo ra các sản phẩm của họ.
- Nhãn trắng – White labeling: Với nhãn màu trắng, bạn chọn một sản phẩm đã được sản xuất và bán. Tuy nhiên, bạn sẽ dán nhãn hàng hóa bằng tên công ty của mình, thiết kế nhãn hiệu và bao bì rồi bán sản phẩm trên các Market Creator.
Trung gian giao dịch – Transaction broker
Transaction broker cũng là một mô hình kinh doanh B2C được phát triển trong thời đại internet. Mô hình này hiểu đơn giản là một website mà ở đó sẽ xử lý những giao dịch của người tiêu dùng trực tiếp, qua điện thoại, thư tín. Ví dụ VNDirect, VPS,… Những Transaction broker sẽ giữ vai trò là vị trí trung lập về mặt pháp luật, hỗ trợ cho người mua, người bán trong giao dịch.
Khác với những mô hình kinh doanh B2C khác, Transaction broker được mô tả với vai trò là một người trợ lý cho người bán và người mua. Những đơn vị kinh doanh theo hình thức này sẽ có doanh thu từ phí dịch vụ và thường là một khoản cố định. Một số vai trò hoạt động của Transaction broker như sau:
- Hỗ trợ cho người mua chuẩn bị những điều kiện, yêu cầu khác nhau liên quan đến dịch vụ mà họ sẽ sử dụng.
- Đóng vai trò giúp người bán xác định mức giá được yêu cầu giữa người bán và người mua.
- Giúp thuận tiện trong việc giao tiếp giữa người mua và người bán hay có thể nói là đóng vai trò như một bên thứ ba trong quá trình giao dịch mua bán.
- Tạo ra môi trường đảm bảo yếu tố pháp lý giữa người mua và người bán theo hợp đồng.
Đơn vị cung cấp dịch vụ – Service provider
Mô hình kinh doanh B2C tiếp theo là các đơn vị cung cấp dịch vụ. Các đơn vị cung cấp dịch vụ là một cá nhân hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ cho một bên khác. Việc cung cấp dịch vụ giữa nhà cung cấp dịch vụ và công ty thường được điều chỉnh bởi một thỏa thuận dịch vụ. Hoạt động của các Service provider cũng tương tự như những nhà bán lẻ điện tử. Tuy vậy, sản phẩm của họ sẽ là những dịch vụ.
Doanh thu của Service provider nhận được là các khoản phí mà khách hàng sẽ chi trả khi nhận được dịch vụ cung cấp từ họ. Khoản phí này có thể là phí bán dịch vụ vĩnh viễn hoặc phí định kỳ mà khách hàng sẽ chi trả để sử dụng dịch vụ đó. Một số doanh nghiệp điển hình trong mô hình kinh doanh B2C này mà bạn có thể tham khảo như các nhà cung cấp mạng viễn thông, dịch vụ chăm sóc sức khỏe,…
Đơn vị cung cấp cộng đồng – Community provider
Mô hình kinh doanh B2C cuối cùng mà bạn có thể tham khảo là Community provider – các nhà cung cấp cộng đồng. Đây cũng là mô hình xuất hiện cùng với internet. Mô hình này sẽ cung cấp một website, nền tảng nơi mà những người có chung sở thích, khuynh hướng, mục đích,… kết nối với nhau. Ví dụ như About, Oxygen,…
Doanh thu của mô hình này sẽ đến từ nhiều nguồn khác nhau. Ví dụ như đến từ các khoản phí đăng ký, doanh thu bán hàng, phí quảng cáo từ các công ty muốn thu hút khách hàng tiềm năng,… Nó cũng có thể đến từ phí dịch vụ, phí tham khảo,…
Hy vọng bài viết ngày hôm nay, bạn đã hiểu hơn về mô hình kinh doanh B2C là gì và những mô hình kinh doanh B2C phổ biến hiện nay. Bên cạnh đó, nếu bạn cũng đang quan tâm đến những cơ hội việc làm liên quan đến kinh doanh, bán hàng B2B, hãy truy cập ngay TopCV.vn nhé.
TopCV hiện đang là hệ sinh thái tuyển dụng với công nghệ AI hàng đầu hiện nay. Nhờ đó, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm việc làm nhanh chóng và hiệu quả hơn theo từng vị trí, kinh nghiệm, mức lương,… mà mình mong muốn.
Tìm hiểu thêm: Ngành kinh doanh thương mại là gì? Có dễ xin việc ngành này không?