Mẫu chỉ số KPI phòng kinh doanh đầy đủ và mới nhất 2023

Mẫu chỉ số KPI phòng kinh doanh đầy đủ và mới nhất 2023

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

KPI là dữ liệu nền tảng để các đội nhóm kinh doanh tạo ra sự thành công cao hơn. Vậy các chỉ số KPI phòng kinh doanh nên áp dụng là gì? Cùng Vieclamkinhdoanh tìm hiểu ngay nhé.

Chỉ số tăng trưởng doanh số hàng tháng

Một doanh nghiệp muốn tồn tại bền vững phải có sự tăng trưởng về doanh số bán hàng. Bên cạnh đó, theo dõi sự tăng trưởng doanh số bán hàng của bạn, bạn cũng theo dõi sự phát triển của công ty mình. Chỉ số KPI phòng kinh doanh này cùng giúp các nhà lãnh đạo có thể nhanh chóng phát hiện ra các vấn đề và thay đổi chiến lược phù hợp kịp thời.

Chỉ số tăng trưởng doanh số cho biết doanh nghiệp đang kinh doanh như thế nào
Chỉ số tăng trưởng doanh số cho biết doanh nghiệp đang kinh doanh như thế nào

Thiết lập mục tiêu tăng trưởng doanh số bán hàng cũng thúc đẩy đội ngũ nhân viên kinh doanh làm việc nỗ lực hơn. Tăng trưởng doanh số bán hàng thường được tính bằng công thức:

Tăng trưởng doanh số hàng tháng =[(Doanh số của tháng hiện tại – doanh số của tháng trước] : doanh số của tháng trước] * 100

Tỷ suất lợi nhuận trung bình theo chu kỳ

Tỷ suất lợi nhuận trung bình là một chỉ số KPI phòng kinh doanh quan trong. Chỉ số này cho biết là bao nhiêu phần trăm tổng doanh thu bán hàng tạo ra lợi nhuận.Trong nhóm KPI tỷ suất lợi nhuận trung bình, bạn có thể chia thành các chỉ số nhỏ hơn, bao gồm:

  • Tỷ suất lợi nhuận trung bình chung của doanh nghiệp.
  • Tỷ suất lợi nhuận trung bình theo từng cá nhân nhân viên kinh doanh, bán hàng.
  • Tỷ suất lợi nhuận trung bình theo từng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Tỷ suất lợi nhuận trung bình theo từng địa điểm bán hàng.

Giá trị mua trung bình mỗi đơn hàng

Giá trị mua hàng trung bình là số tiền trung bình mà mỗi khách hàng chi tiêu cho các sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Cách hiệu quả để giúp doanh nghiệp tăng doanh thu chính là bán nhiều hơn cho mỗi khách hàng. Do đó, chỉ số KPI phòng kinh doanh này cho bạn thấy được hiệu quả của mục tiêu này. Công thức tính như sau:

Giá trị mua trung bình = Tổng doanh số : số lượng khách hàng hoặc giao dịch

Doanh số trên mỗi nhân viên kinh doanh

Doanh số và lợi nhuận trên mỗi nhân viên sẽ giúp bạn biết được nhóm của mình đang hoạt động như thế nào, các mục tiêu sắp tới mà họ cần đạt được. Bạn nên thống kê chỉ số KPI này vào giai đoạn trước để có thêm góc nhìn tổng quan và chi tiết hơn về kết quả của đội nhóm có tăng trưởng hay không. Công thức tính chỉ số KPI phòng kinh doanh này như sau:

Doanh số trên mỗi nhân viên bán hàng = Tổng doanh số : số lần bán hàng được thực hiện bởi đại diện

Doanh số trên mỗi nhân viên sẽ giúp bạn xác định mục tiêu sắp tới họ cần đạt được
Doanh số trên mỗi nhân viên sẽ giúp bạn xác định mục tiêu sắp tới họ cần đạt được

Hiệu suất của sản phẩm kinh doanh

 KPI hiệu suất sản phẩm và hàng tồn kho này sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi sản phẩm nào đang bán chạy nhất, sản phẩm nào đang không nhận được yêu thích của khách hàng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, khối lượng bán sản phẩm không phải lúc nào cũng tương quan trực tiếp với hiệu suất doanh thu. Đôi khi những mặt hàng bán chạy nhất, hoặc những mặt hàng có doanh thu cao nhất không nhất thiết phải là những mặt hàng mang lại lợi nhuận cao nhất.

MRR – doanh thu định kỳ hàng tháng mới và mở rộng

Doanh thu định kỳ hàng tháng (MRR) là số tiền doanh thu dự đoán mà một công ty dự kiến ​​sẽ nhận được hàng tháng. MRR mới là doanh thu bổ sung được thêm vào trong tháng từ khách hàng mới. Các KPI này rất quan trọng bởi nó giúp doanh nghiệp có thể dự báo, mở rộng và tăng trưởng doanh thu của mình. Công thức tính như sau:

Doanh thu định kỳ hàng tháng (MRR) = (Doanh thu trung bình hàng tháng từ tổng số tài khoản mới và mở rộng : tổng số tài khoản) * tổng số tài khoản trong tháng đó

Một số chỉ số KPI phòng kinh doanh khác

Bên cạnh những KPI phòng kinh doanh ở trên, bạn cũng có thể tham khảo thêm một số KPI khác như sau:

  • Mục tiêu bán hàng: Đội nhóm kinh doanh có đang đi đúng hướng về các mục tiêu bán hàng và tăng trưởng ban đầu hay không?
  • Giá trị trọn đời của khách hàng: Doanh nghiệp mong muốn kiếm được bao nhiêu tiền trên mỗi khách hàng?
  • Độ dài chu kỳ bán hàng trung bình: Làm thế nào để bạn rút ngắn chu kỳ bán hàng của đội nhóm tốt hơn.
  • Tỷ lệ khách hàng tiềm năng trên cơ hội: Biểu thị về chất lượng data khách hàng tiềm năng đã thu hút.
  • Tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng: Biểu thị cho việc bạn cần bao nhiêu khách hàng tiềm năng để chuyển đổi thành khách hàng hiện tại.
  • NPS trên mỗi nhân viên bán hàng: Chỉ số cho biết mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ do nhân viên của bạn cung cấp.
Sự hài lòng của khách hàng là một chỉ số KPI quan trọng của phòng kinh doanh
Sự hài lòng của khách hàng là một chỉ số KPI quan trọng của phòng kinh doanh

Trên đây là những chỉ số KPI phòng kinh doanh mà bạn có thể áp dụng cho đội nhóm của mình. Hy vọng bài viết chia sẻ kinh nghiệm ngày hôm nay sẽ mang lại sự hữu ích cho bạn. Ngoài ra, nếu đang có kế hoạch mở rộng nguồn nhân lực cho đội nhóm kinh doanh của mình, bạn cũng có thể truy cập vào TopCV để trải nghiệm website đăng tin tuyển dụng miễn phí ngay từ hôm nay.

Tìm hiểu thêm: Xây dựng 25+ chỉ số KPI trưởng phòng kinh doanh


Spread the love

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *