Top 8 kỹ năng quan trọng nhất của nhân viên kinh doanh

Chi tiết ngành Kinh doanh thương mại là gì – Ra trường làm gì?

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Kinh doanh thương mại là ngành học thuộc khối ngành Kinh tế được nhiều thí sinh quan tâm. Tuy nhiên có không ít thắc mắc mà nhiều bạn trẻ đặt ra khi ứng tuyển vào ngành này như: Ngành kinh doanh thương mại là gì? Học ngành này ra trường làm gì? Bài viết của vieclamkinhdoanh.vn sẽ giải đáp tất cả những thông tin này giúp bạn hiểu hơn về ngành học này. 

Ngành Kinh doanh thương mại là gì?

Kinh doanh thương mại là ngành học tổng hợp về lĩnh vực thương mại trong nước và quốc tế. Khi theo học ngành này, bạn sẽ được đào tạo các kiến thức về phân tích tài chính, luật thương mại trong nước và quốc tế, cách lên kế hoạch thương mại chính xác và hiệu quả nhất. Đây là ngành học chú trọng nhiều về kỹ năng thực tiễn hơn là phân tích trên giấy tờ. Vì vậy bạn cũng sẽ được trang bị các kỹ năng như quản trị bán hàng, quản trị rủi ro, quản lý xuất – nhập kho,..

Kinh doanh thương mại là ngành học tổng hợp về lĩnh vực thương mại trong nước và quốc tế
Kinh doanh thương mại là ngành học tổng hợp về lĩnh vực thương mại trong nước và quốc tế

Học ngành kinh doanh thương mại ra làm gì?

Đây là một ngành học hot với cơ hội việc làm đa dạng ở mọi lĩnh vực ngành nghề. Vậy cụ thể những vị trí mà bạn có thể ứng tuyển sau khi tốt nghiệp ngành Kinh doanh thương mại là gì? 

  • Quản lý bán hàng

Nhiệm vụ chính của quản lý bán hàng là chịu trách nhiệm quản lý và vận hành tất cả các hoạt động của cửa hàng, chuỗi cửa hàng bán lẻ trong doanh nghiệp. Đây là một môn học mà bạn sẽ được đào tạo trong quá trình theo học ngành ngành kinh doanh thương mại. 

Vì vậy sau khi tốt nghiệp, bạn đã nắm vững các kỹ năng cần thiết và quy trình quản lý bán hàng chuẩn trong ngành Kinh doanh thương mại là gì. Đây sẽ là cơ sở giúp bạn nhanh chóng làm quen với công việc quản lý bán hàng trong các doanh nghiệp.

  • Quản lý kho

Nhiệm vụ của quản lý kho là chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ kho hàng cũng như mọi hoạt động xuất – nhập kho nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ hàng hóa tới khách hàng. Tương tự như quản lý bán hàng, bạn cũng sẽ được đào tạo kỹ năng quản lý kho khi theo học ngành Kinh doanh thương mại. 

Bạn sẽ được đào tạo kỹ năng quản lý kho khi theo học ngành Kinh doanh thương mại
Bạn sẽ được đào tạo kỹ năng quản lý kho khi theo học ngành Kinh doanh thương mại
  • Nhân viên kinh doanh

Nhân viên kinh doanh là nghề nghiệp phù hợp với những bạn học ngành Kinh doanh thương mại và muốn tìm công việc năng động, thử thách bản thân. Nhân viên kinh doanh sẽ là người tự lên kế hoạch và phương án kinh doanh để đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra. 

  • Nhân viên mua bán hàng hóa

Công việc chính của nhân viên mua hàng là tìm kiếm nguồn hàng và thực hiện các hoạt động thu mua hàng hóa, nguyên vật liệu cho doanh nghiệp. Và để thực hiện công việc này, bạn cần am hiểu quy trình mua bán, các yếu tố ảnh hưởng đến giá cả, cách lập kế hoạch mua hàng tối ưu,.. 

Tất cả những kỹ năng này đều được đào tạo trong chương trình học  ngành Kinh doanh thương mại tại các trường đại học. Chỉ cần nắm rõ các bước mua hàng trong ngành Kinh doanh thương mại là gì thì bạn hoàn toàn có thể bắt đầu công việc nhân viên mua hàng ngay từ khi mới tốt nghiệp.

  • Nhân viên Marketing

Bên cạnh những công việc liên quan tới kinh doanh, bạn cũng có thể lựa chọn làm việc trong lĩnh vực Marketing sau khi tốt nghiệp ngành Kinh doanh thương mại. Nhiệm vụ chính của nhân viên Marketing là phân tích thị trường, lập kế hoạch tiếp thị – truyền thông sản phẩm, xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp. Sở hữu các kiến thức nền tảng về thị trường thương mại sẽ giúp bạn đưa ra những phân tích thị trường và phương án tiếp cận khách hàng hiệu quả nhất.

  • Giảng viên đại học

Nếu bạn yêu thích việc giảng dạy và nghiên cứu chuyên sâu về ngành Kinh doanh thương mại là gì thì công việc giảng viên đại học sẽ phù hợp với bạn. Bạn có thể lựa chọn giảng dạy các môn học ngành Kinh doanh thương mại hoặc ngành Quản trị kinh doanh, Marketing, Logistic,.. Tuy nhiên để trở thành giảng viên, bạn cần rèn luyện thêm kỹ năng sư phạm cũng như lựa chọn lĩnh vực giảng dạy phù hợp. 

Giảng viên đại học ngành kinh doanh thương mai
Nếu bạn yêu thích việc giảng dạy và nghiên cứu chuyên sâu về ngành Kinh doanh thương mại là gì thì công việc giảng viên đại học sẽ phù hợp với bạn

Mức lương ngành Kinh doanh thương mại là bao nhiêu?

Thực tế, mức lương sau khi tốt nghiệp ngành Kinh doanh thương mại sẽ phụ thuộc vào từng vị trí công việc mà bạn đảm nhận. Đồng thời, bằng cấp và năng lực – kinh nghiệm làm việc là những yếu tố ảnh hưởng tới thu nhập của bạn. Ví dụ với vị trí mua hàng:

  • Nhân viên học việc, thực tập sinh mua hàng chưa có nhiều kinh nghiệm thì mức lương khá hạn chế và giao động từ 4-5 triệu đồng/ tháng.
  • Với nhân viên thu mua có kinh nghiệm làm việc từ 2-3 năm, mức lương mà bạn nhận được có thể lên tới 15 triệu đồng/ tháng.
  • Còn với cấp quản lý, trường phòng thu mua thì mức lương rất hấp dẫn và có thể đạt tới 20 triệu đồng/ tháng. Nếu tính thêm thưởng chỉ tiêu, doanh số thì mức thu nhập hoàn toàn có thể nằm trong khoảng 25 – 30 triệu đồng.

Trên đây là những thông tin cơ bản mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn về ngành Kinh doanh thương mại. Mong rằng qua bài viết này, bạn đã hiểu hơn về ngành Kinh doanh thương mại là gì cũng như những cơ hội việc làm tiềm năng cho sinh viên ngành này sau khi tốt nghiệp. Đây là ngành có cơ hội việc làm lớn với mức thu nhập hấp dẫn. Tuy nhiên bạn cần học tập và rèn luyện những kiến thức cần thiết khi còn ngồi trên ghế nhà trường để gia tăng cơ hội cạnh tranh với các ứng viên khác. 


Spread the love

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *