Hiểu được khái niệm đại lý cấp 1 là gì có thể giúp các nhà kinh doanh lựa chọn hình thức đầu tư sản xuất đúng đắn. Đến với bài viết thuộc chuyên mục chia sẻ kinh nghiệm ngày hôm nay, mời bạn đọc hãy cùng theo chân Vieclamkinhdoanh.vn đi tìm hiểu chi tiết về đại lý cấp 1, nhà phân phối cùng những điểm tương đồng, khác biệt giữa hai mô hình này!
Mục lục
Đại lý cấp 1 là gì?
Đại lý cấp 1 là gì? Đại lý cấp 1 là hệ thống cửa hàng kinh doanh được quyền nhập trực tiếp hàng hóa từ nhà máy sản xuất mà không cần thông qua bất cứ đơn vị trung gian nào. Sau đó, các tổ chức/cá nhân này sẽ hỗ trợ đơn vị cung cấp phân phối sản phẩm/dịch vụ tới tất cả người tiêu dùng.
Khi trở thành đại lý cấp 1, nhà kinh doanh sẽ có cơ hội nhập hàng với mức giá gốc mà không bị tính thêm phụ phí. Ngoài ra, nếu đạt tỷ lệ bán tốt, bạn còn được hưởng chiết khấu cao, thưởng phần trăm hoa hồng v.vv.. Thông thường, tại mỗi khu vực khác nhau, đại lý cấp 1 chính là đơn vị cung cấp độc quyền sản phẩm/dịch vụ để đảm bảo doanh số và chất lượng hàng hóa.
Ví dụ:
- Toyota có thể ủy quyền và cho phép một công ty thương mại trở thành đại lý kiêm trạm bảo hành, sửa chữa của hãng tại một khu vực bất kỳ.
- Vietnam Airlines là một hãng cung cấp dịch vụ có thể phân phối sản phẩm của họ qua một hệ thống các đại lý được ủy quyền để bán vé máy bay.
Thế nào là nhà phân phối?
Bên cạnh câu hỏi đại lý cấp 1 là gì, chúng ta cũng cần hiểu về khái niệm nhà phân phối. Khác với đại lý cấp 1, nhà phân phối thường nhập hàng hóa số lượng lớn từ đơn vị sản xuất và lưu giữ tại kho để bán lại cho các đại lý, cửa hàng v.vv..
Trên thực tế, nhà phân phối thường bán sỉ, bán buôn sản phẩm/dịch vụ thay vì cung cấp trực tiếp đến người tiêu dùng, bởi nếu diễn ra trên quy mô quá lớn, hoạt động này sẽ gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý.
Trong mối quan hệ này, nhà phân phối cũng phải đảm bảo rằng luôn có sẵn hàng hóa bổ sung để cung cấp cho hệ thống đại lý, cửa hàng v.vv.. khác cùng khu vực. Chính bởi vậy, số lượng sản phẩm/dịch vụ được đơn vị này nhập thường rất lớn và tuân thủ đúng quy định của nhà sản xuất.
Việc làm này không chỉ giúp đảm bảo khả năng cung ứng hàng hóa đầy đủ cho các đại lý, cửa hàng v.vv.. bên dưới mà còn tạo điều kiện để nhà phân phối chứng minh năng lực của mình. Tùy thuộc vào lĩnh vực cũng như quy mô kinh doanh, chuỗi cung ứng này sẽ có sự thêm hoặc bớt vài nhân tố.
Một chuỗi cung ứng của kênh phân phối đầy đủ sẽ bao gồm 07 “mắt xích” quan trọng sau đây:
Nhà cung cấp nguyên vật liệu sản xuất → Nhà sản xuất → Nhà phân phối → Đại lý cấp 1 → Đại lý cấp 2 → Cửa hàng bán lẻ → Khách hàng
Điểm khác biệt giữa nhà phân phối với đại lý cấp 1 là gì?
Có thể nói, đại lý cấp 1 và nhà phân phối là hai mô hình kinh doanh quen thuộc nhưng lại mang quy trình vận hành hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, trong phần tiếp theo dưới đây, Vieclamkinhdoanh.vn sẽ giúp bạn chỉ ra những điểm tương đồng và trái ngược:
Điểm giống nhau
Do sở hữu khá nhiều điểm tương đồng, đại lý cấp 1 và nhà phân phối thường hay bị nhầm tưởng cùng là một. Cụ thể, cả hai mô hình kinh doanh này đều:
- Có lợi khi nhập số lượng hàng hóa lớn với mức giá ưu đãi từ nhà cung cấp.
- Đóng vai trò là trung gian phân phối trong chuỗi cung ứng.
- Có trách nhiệm cung cấp sản phẩm/dịch vụ từ nhà sản xuất ra thị trường và đến tay khách hàng.
- Có thể nhận ủy quyền phân phối độc quyền hàng hóa từ nhà cung cấp ở một khu vực nhất định.
- Phải đáp ứng một số yêu cầu từ nhà cung cấp về khả năng tài chính, quy mô kho hàng, tư cách pháp nhân, năng lực kinh doanh v.vv..
Điểm khác nhau
Tuy nhiên, bên cạnh những điểm giống nhau, giữa nhà phân phối và đại lý cấp 1 cũng tồn tại nhiều điểm khác biệt. Cụ thể:
Đặc điểm | Đại lý cấp 1 | Nhà cung cấp |
Bản chất | Là đại diện bán hàng được nhà cung cấp ủy quyền mua bán hàng hóa | Là nhà thầu độc lập muốn mua hàng hóa từ nhà cung cấp mà không kèm theo yêu cầu khác để bán lại cho các cửa hàng, đại lý v.vv.. |
Quyền sở hữu hàng hóa | Không | Có |
Quyền quyết định giá hàng hóa | Không | Có |
Trách nhiệm | Cung cấp dịch vụ, hỗ trợ bán hàng và hậu mãi | Cung cấp hàng hóa |
Hợp đồng giao kết với nhà cung cấp | Hợp đồng đại lý | Hợp đồng nhà phân phối |
Quan hệ mua bán | Mua hàng hóa từ nhà cung cấp hoặc nhà phân phối và bán cho người tiêu dùng | Mua hàng hóa từ nhà cung cấp và bán cho cửa hàng, đại lý v.vv.. |
Quy mô hoạt động | 1. Nhỏ hơn nhà phân phối (chỉ ở trong một khu vực như xã/tỉnh thành) với số vốn đầu tư cũng ít hơn 2. Chỉ chuyên bán hàng hóa trong một lĩnh vực cho duy nhất một nhà cung cấp | 1. Lớn hơn đại lý cấp 1 cả về phạm vi hoạt động và số vốn đầu tư 2. Có thể mua hàng từ nhiều nhà cung cấp cùng một lúc |
Doanh số | Chỉ tiêu doanh số thấp | Chỉ tiêu doanh số cao |
Mặt bằng | Thường là showroom, cửa hàng v.vv.. ở khu dân cư có nhu cầu mua sắm cao, đông đúc người qua lại | Có thể là mặt bằng rộng hoặc không có mặt bằng nhưng cần có nhà kho diện tích lớn để chứa hàng hóa |
Hàng tồn kho | Không nhiều do một số đại lý chỉ có hàng trưng bày và nhập mới sản phẩm/dịch vụ khi có đơn hàng phát sinh | Rất nhiều do nhà phân phối luôn phải dự trữ số lượng lớn hàng hóa trong kho để đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho các cửa hàng, đại lý v.vv.. cùng hệ thống |
Doanh thu | Được trả bởi nhà cung cấp thông qua hoa hồng trên doanh số bán sản phẩm/dịch vụ | Được cộng thêm lợi nhuận trên giá bán chênh lệch nên sẽ nhiều hơn so với đại lý cấp 1 |
Quan hệ với người tiêu dùng | Là hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa giữa 03 bên, bao gồm nhà cung cấp, đại lý cấp 1 và đơn vị mua hàng | Là hợp đồng mua bán hàng hóa giữa 02 bên, bao gồm nhà phân phối và đơn vị mua hàng, không có liên quan với nhà cung cấp |
Rủi ro | Không quá cao vì quyền sở hữu hàng hóa vẫn thuộc về nhà phân phối nên nhà phân phối cần phải chịu hoàn toàn trách nhiệm, rủi ro trong quá trình mua bán | Rất cao do quyền sở hữu hàng hóa thuộc về nhà phân phối nên nhà phân phối cần phải chịu hoàn toàn trách nhiệm, rủi ro trong quá trình mua bán và hỗ trợ các cửa hàng, đại lý v.vv.. khi xảy ra sự việc không mong muốn |
Yêu cầu về tiềm lực hoặc khả năng tài chính | Không cần quá nhiều vốn đầu tư | Cần rất nhiều vốn đầu tư |
Điều kiện để mở | 1. Có giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa cùng ngành hàng 2. Chứng minh khả năng tài chính tốt 3. Chứng minh năng lực quản trị và bán hàng | 1. Không có xung đột về mặt lợi ích với bất cứ đơn vị/tổ chức nào 2. Có tiềm năng về mặt tài chính hùng hậu 3. Đáp ứng đủ khả năng về hậu cần |
Nên trở thành đại lý cấp 1 hay nhà phân phối?
Dựa vào bảng so sánh trên, chúng ta có thể thấy rằng việc trở thành nhà phân phối có thể giúp các nhà kinh doanh thu lại lợi nhuận tốt hơn. Tuy nhiên, lợi nhuận nhiều cũng đồng nghĩa với việc cần đến số vốn đầu tư lớn và phải chịu nhiều rủi ro, trách nhiệm.
Thực tế, đối với mỗi đơn hàng, trong khi các đại lý cấp 1 chỉ cần đảm bảo thực hiện tốt việc mua và bán sản phẩm/dịch vụ thì ở nhóm nhà phân phối, họ sẽ phải cố gắng đặt số lượng hàng hóa lớn nhất có thể để được hưởng mức chiết khấu tối đa từ nhà cung cấp.
Không chỉ vậy, nhà phân phối còn có nhiệm vụ khống chế hàng loạt rủi ro trong khâu quản lý và vận hành với nhiều yêu cầu như:
- Quản lý hàng tồn kho và xuất nhập khẩu.
- Quản lý danh sách đại lý và điểm bán hàng trong cùng hệ thống phân phối.
- Quản lý điểm bán hàng.
- Quản lý hoạt động bán hàng (chương trình khuyến mại, thuyết trình, ưu đãi v.vv..).
- Quản lý hoạt động tiếp thị, tăng độ phủ của sản phẩm/dịch vụ, thị phần, theo dõi thị trường v.vv..
- Quản lý việc cung cấp dịch vụ hậu mãi, bảo hành sản phẩm/dịch vụ, vận chuyển hàng hóa đến điểm bán v.vv..
- v.vv..
Chính vì vậy, các nhà kinh doanh hãy dựa vào đặc điểm của doanh nghiệp mình cùng nguồn lực sẵn có để cân nhắc kỹ lưỡng về những ưu và nhược điểm của hai mô hình đại lý cấp 1 cùng nhà phân phối. Nhìn chung, chỉ khi lựa chọn chính xác hình thức sản xuất đầu tư, nhà kinh doanh mới có thể tối ưu hóa lợi nhuận.
Tổng kết
Hy vọng rằng thông qua bài viết do Blog Kinh Doanh mang đến ngày hôm nay, bạn đã tìm được lời giải đáp cho câu hỏi “Đại lý cấp 1 là gì?” cũng như hiểu rõ về những điểm tương đồng, khác biệt giữa mô hình này với nhà phân phối.
Sau cùng, để lựa chọn chính xác nhất hình thức sản xuất đầu tư, các cá nhân/tổ chức đừng quên cân nhắc, đánh giá và phân tích kỹ càng mọi tiềm năng và năng lực mình đang có.