Kế hoạch kinh doanh là một trong những yếu tố quan trọng cho sự phát triển của doanh nghiệp. Nếu bạn đang tìm kiếm bản kế hoạch kinh doanh mẫu cho doanh nghiệp của mình, hãy tham khảo ngay cùng Vieclamkinhdoanh nhé.
Mục lục
Bản kế hoạch kinh doanh là gì?
Bàn kế hoạch kinh doanh là một công cụ quản trị mà trong đó, các nhà lãnh đạo hoặc ban giám đốc của doanh nghiệp sẽ đưa ra lộ trình tốt nhất cho sự phát triển và tăng trưởng của doanh nghiệp. Bản kế hoạch kinh doanh cần được thành lập trước khi doanh nghiệp bắt đầu đi vào hoạt động và cần được thiết lập theo từng chu kỳ khác nhau.
6 bước hướng dẫn lập bản kế hoạch kinh doanh
Để có thể thành lập kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh, bạn có thể tham khảo ngay 6 bước sau đây:
Bước 1 – thu thập thông tin cần thiết
Để lập kế hoạch kinh doanh, bước đầu tiên doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu những thông tin và đặc điểm của mình. Bao gồm những yếu tố sau:
- Xác định chính xác về lĩnh vực hoạt động mà doanh nghiệp đang tham gia là gì.
- Thị phần hiện tại của doanh nghiệp trên thị trường như thế nào.
- Tìm hiểu về xu hướng thị trường và đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Phân tích về điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp khi cạnh tranh với đối thủ trên thị trường.
Tìm hiểu thêm:
>>> Giám đốc phát triển kinh doanh và những vấn đề bạn cần biết
>>> Công việc của giám đốc kinh doanh gồm những nhiệm vụ gì?
Bước 2 – xác định mục tiêu kinh doanh
Sau khi đã có những thông tin ban đầu thì người phụ trách lập kế hoạch kinh doanh cần phải xác định mục tiêu mà doanh nghiệp mong muốn là gì. Quá trình xác định mục tiêu sẽ bao gồm:
- Mục tiêu ngắn hạn: Là những mục tiêu được thực hiện trong thời gian từ 3 đến 6 tháng sắp tới.
- Mục tiêu trung hạn: Mục tiêu muốn đạt được trong thời gian từ 1 – 3 năm.
- Mục tiêu dài hạn: Mục tiêu sẽ đạt được trong khoảng thời gian từ 3 – 5 năm.
Trên thực tế, tính chất thời gian của các mục tiêu sẽ khác nhau tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh và mô hình của doanh nghiệp. Do đó những mục tiêu ở trên chỉ mang tính chất tham khảo để bạn có cơ sở xác định tốt hơn.
Bước 3 – dự tính yếu tố tài chính
Sau khi đã có được mục tiêu trong kế hoạch kinh doanh, doanh nghiệp sẽ cần dự tính đến yếu tố tài chính để có thể đạt được mục tiêu đó. Yếu tố tài chính có thể bao gồm như chi phí:
- Sản xuất sản phẩm dịch vụ.
- Chi phí liên quan đến nhân sự thực hiện kế hoạch.
- Chi phí cho các kênh truyền thông quảng cáo để giúp đạt được mục tiêu đã đề ra trước đó.
- Các chi phí phát sinh khác tùy theo điều kiện thực tế của doanh nghiệp.
Bước 4 – lập bản kế hoạch kinh doanh
Đến mức này khung kế hoạch kinh doanh đã dần được hình thành và bạn có thể lập bản kế hoạch cơ sở ban đầu. Bản kế hoạch này sẽ cần phải có thêm yếu tố nhân sự, các chiến lược marketing quảng cáo để hoàn thiện hơn.
Bạn có thể lập bằng các công cụ tin học văn phòng như Word, Excel,… Hoặc để tiện lợi hơn thì có thể sử dụng các công cụ online như Google trang tính. Những công cụ online sẽ giúp cho bạn chia sẻ thông tin tốt hơn với các nhân sự khác.
Bước 5 – kiểm tra lại và hoàn chỉnh
Sau khi đã thành lập kế hoạch kinh doanh, doanh nghiệp cần tổ chức cuộc họp để kiểm tra và đánh giá lại. Cuộc họp nên có sự đại diện của các phòng ban liên quan đến nhiệm vụ để đạt mục tiêu kinh doanh. Sau cuộc họp cần xem xét các yếu tố phản hồi và điều chỉnh để có bản kế hoạch hoàn chỉnh nhất.
Bước 6 – thông báo về bản kế hoạch
Sau khi bản kế hoạch đã hoàn thành thì ban lãnh đạo cần thông báo các bộ phận liên quan về bản kế hoạch đó. Ví dụ như bộ phận kinh doanh, bộ phận marketing, bộ phận nhân sự, bộ phận tài chính kế toán,…
Trong quá trình bản kế hoạch được thực hiện, nhân sự phụ trách giám sát quá trình triển khai cần theo dõi, đo lường và đánh giá hiệu quả thường xuyên. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể điều chỉnh được kế hoạch kinh doanh kịp thời nếu phát sinh những vấn đề ngoài ý muốn.
Top 5 mẫu bản kế hoạch kinh doanh tham khảo
Nếu bạn đang tìm kiếm một mẫu kế hoạch kinh doanh, bạn có thể tham khảo 5 mẫu kế hoạch kinh doanh dưới đây. Bao gồm:
- Mẫu kế hoạch kinh doanh số 1: TẢI VỀ.
- Mẫu kế hoạch kinh doanh số 2: TẢI VỀ.
- Mẫu kế hoạch kinh doanh số 3: TẢI VỀ.
- Mẫu kế hoạch kinh doanh số 4 – 1 năm: TẢI VỀ.
- Mẫu kế hoạch kinh doanh số 5 – 5 năm: TẢI VỀ.
Hy vọng với bài viết chia sẻ kinh nghiệm ngày hôm nay, bạn có thể lập bản kế hoạch kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp của mình. Ngoài ra, bạn cũng có thể truy cập vào TopCV nếu đang quan tâm cơ hội việc làm liên quan đến các lĩnh vực kinh doanh. Đây hiện đang là một trong những nền tảng kết nối việc làm uy tín nhất hiện nay.