Bán hàng cá nhân là một phương thức tiếp cận khách hàng, kinh doanh của doanh nghiệp. Hãy cùng Vieclamkinhdoanh tìm hiểu cụ thể hơn về những thông tin liên quan đến phương thức này ngay sau đây nhé.
Mục lục
Bán hàng cá nhân là gì?
Bán hàng cá nhân – Personal Sales là quá trình tập hợp những mối quan hệ tương tác, giao tiếp, trao đổi trực tiếp giữa người bán hàng, nhân viên kinh doanh với khách hàng tiềm năng. Quá trình Personal Sales được thực hiện với mục tiêu tư vấn, thuyết phục, thúc đẩy khách hàng thực hiện những chuyển đổi, hành vi mua hàng trong tương lai.
Ưu – nhược điểm của bán hàng cá nhân
Vậy, quá trình Personal Sales có những ưu – nhược điểm gì? Phần tiếp theo của bài viết sẽ tổng hợp các ưu – nhược điểm của quá trình bán hàng này cho bạn.
Ưu điểm bán hàng cá nhân
Phương thức Personal Sales có những ưu điểm như sau:
- Tăng tính tương tác hai chiều với khách hàng trong quá trình trao đổi, tư vấn, thuyết phục khách hàng.
- Dễ dàng điều chỉnh được các thông điệp để hướng khách hàng tới các vấn đề mà họ quan tâm.
- Tập trung hơn vào khách hàng, giúp khách hàng có trải nghiệm cá nhân hóa trong quá trình mua hàng.
- Tham gia và thúc đẩy quá trình mua hàng, giúp khách hàng ra quyết định nhanh hơn.
- Thu thập thông tin và phản hồi cho khách hàng nhanh chóng hơn, tạo ra ưu thế với đối thủ cạnh tranh.
Tìm hiểu thêm: Nhân viên tư vấn bán hàng là gì và những kỹ năng chốt sale hiệu quả
Nhược điểm bán hàng cá nhân
Với phương thức Personal Sales, tuy có nhiều ưu điểm nhưng nó cũng tồn tại một số nhược điểm như sau:
- Không đảm bảo được tính thống nhất giữa quá trình tư vấn bán hàng cho các khách hàng. Bởi mỗi nhân viên bán hàng sẽ có cách truyền đạt khác nhau.
- Có thể tạo ra mâu thuẫn giữa nhân viên bán hàng với nhau và giữa nhân viên bán hàng với thông điệp của doanh nghiệp.
- Tốn kém hơn so với những hình thức bán hàng khác về chi phí nhân sự.
- Khó kiểm soát bởi sẽ thể xuất phát một số hành vi tiêu cực từ những nhân viên bán hàng của doanh nghiệp.
5 bước để bán hàng cá nhân hiệu quả
Để triển khai quá trình bán hàng cá nhân hiệu quả, bạn có thể tham khảo các bước sau đây:
Bước 1 – Thăm dò, đánh giá, thiết lập
Với bước này, bạn sẽ thực hiện những công việc như sau:
- Thăm dò khách hàng mục tiêu đang có nhu cầu như thế nào về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
- Đánh giá chi tiết về quy trình bán hàng, tìm hiểu, phân tích triển vòng bán hàng ví dụ như khả năng tài chính, khối lượng kinh doanh,…
- Thiết lập những mối quan hệ ban đầu với khách hàng tiềm năng bằng cách tương tác, thu thập các thông tin cơ bản của khách hàng.
Bước 2 – Tìm hiểu nhu cầu, tạo lòng tin
Sau khi đã có những thông tin ban đầu, nhân viên bán hàng cần thực hiện tương tác thường xuyên để tạo niềm tiên cho khách hàng. Ví dụ như gọi điện, nhắn tin chào hỏi theo định kỳ. Thông qua quá trình tiếp xúc, tương tác, trò chuyện với khách hàng, doanh nghiệp cần thông qua nhân viên bán hàng tìm hiểu về những nhu cầu của họ về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Bước 3 – Giới thiệu, tư vấn về sản phẩm
Khi đã nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, nhân viên kinh doanh/nhân viên bán hàng cần khéo léo để giới thiệu, tư vấn cho khách hàng về sản phẩm, dịch vụ. Hãy giúp khách hàng nhận thấy được những ưu điểm, tiện ích của sản phẩm/dịch vụ có thể đáp ứng được nhu cầu của họ. Người tư vấn cho khách hàng cũng phải thực hiện xử lý những phản hồi, thắc mắc của khách hàng nhanh chóng.
Tìm hiểu thêm: Quy trình tư vấn bán hàng chuyên nghiệp doanh nghiệp nên biết
Bước 4 – Chốt đơn hàng, hoàn thành giao dịch
Kết thúc cho quá trình tư vấn, nhân viên bán hàng cần thực hiện chốt đơn hàng, hoàn thành giao dịch với khách hàng. Lúc này, nhân viên cần phải xác định được những thông tin liên quan đến số lượng, loại sản phẩm, thông tin giao hàng hoặc thông tin khách hàng sử dụng dịch vụ. Người bán hàng cũng có thể sử dụng những chương trình khuyến mãi, ưu đãi để khéo léo, thúc đẩy khách hàng chốt đơn hàng.
Bước 5 – Theo dõi, xử lý phản hồi
Sau khi đã hoàn thành giao dịch, nhân viên bán hàng cần thực hiện theo dõi quá trình giao đơn hàng, quá trình khách hàng sử dụng dịch vụ, sản phẩm như thế nào. Đây chính là giai đoạn chăm sóc sau bán hàng. Bên cạnh đó, nhân viên bán hàng cũng cần phải lắng nghe những phản hồi, thắc mắc, hỗ trợ khách hàng thực hiện các chính sách bảo hành, chính sách đổi trả,… một cách nhanh chóng nhất.
Tìm hiểu thêm: Bật mí cách bán hàng online đắt khách với 05 tuyệt chiêu
Hy vọng với những chia sẻ kinh nghiệm ở trên, bạn đã hiểu hơn về bán hàng cá nhân là gì và các bước thực hiện như thế nào. Bên cạnh đó, nếu bạn cũng đang tìm kiếm những cơ hội việc làm liên quan, hãy truy cập ngay vào website TopCV – nền tảng tuyển dụng, kết nối việc làm hàng đầu hiện nay.
Có thể bạn quan tâm: Nhân Viên Sale Học Ngành Gì? Nên Học Trường Nào?