Nắm được cách xây dựng mối quan hệ với nhà cung cấp có thể giúp doanh nghiệp mở rộng thêm cơ hội kinh doanh hiệu quả. Đến với bài viết thuộc chuyên mục chia sẻ kinh nghiệm ngày hôm nay, Vieclamkinhdoanh.vn sẽ giới thiệu tới bạn những phương pháp tạo và giữ gìn quan hệ tốt đẹp, bền vững với nhà cung cấp!
Mục lục
Nhà cung cấp là gì?
Nói một cách dễ hiểu, nhà cung cấp (tên tiếng Anh: Supplier) chính là các cá nhân, tổ chức chuyên cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho một thực thể khác; hoặc là các cá nhân, tổ chức tham gia vào quá trình cung ứng sản phẩm/dịch vụ trên thị trường.
Nhà cung cấp bao gồm những loại như thế nào?
Hiện nay, nhà cung cấp đang được phân chia thành 04 loại phổ biến, bao gồm:
- Nhà sản xuất: Nhà sản xuất giữ vai trò là nguồn cung cho một chuỗi cung ứng bất kỳ với nhiệm vụ nghiên cứu, phát triển và sản xuất hàng hóa.
- Nhà phân phối: Nhà phân phối là những đại lý chuyên nhập hàng hóa với số lượng lớn từ nhà sản xuất với mức giá thấp. Sau đó, họ luân chuyển các sản phẩm/dịch vụ này đến nhóm nhà bán lẻ khác để thu lãi cao hơn.
- Người nhập khẩu: Người nhập khẩu là những cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa. Theo đó, nguồn hàng của họ có thể được mua từ nước ngoài và bán trực tiếp cho các nhà bán lẻ.
- Thợ thủ công độc lập: Thợ thủ công độc lập là nhóm người tự tạo ra sản phẩm/dịch vụ và cung ứng trực tiếp đến người tiêu dùng mà không cần thông qua bất cứ cá nhân, tổ chức trung gian nào. Tuy nhiên, họ chỉ có khả năng nhận những đơn hàng với số lượng nhỏ.
Vai trò của việc xây dựng mối quan hệ với nhà cung cấp cho doanh nghiệp
Nhà cung cấp là một phần không thể thiếu trong hoạt động bán hàng của mọi doanh nghiệp. Cụ thể hơn, đơn vị này giúp:
Đảm bảo về nguồn cung hàng hóa cho doanh nghiệp
Supplier là đầu mối cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho doanh nghiệp. Vì vậy, nếu không có đơn vị này, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức có nguy cơ bị đình trệ do thiếu nguồn đầu vào.
Khi mất đi sự gắn kết chặt chẽ với nhà cung cấp, doanh nghiệp cũng không thể sản xuất đủ hàng hóa để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Từ đây, lợi nhuận, doanh thu và số lượng người tiêu dùng chắc chắn sẽ bị sụt giảm một cách nghiêm trọng.
Xây dựng mối quan hệ với nhà cung cấp giúp tạo dựng giá trị cho toàn bộ chuỗi cung ứng
Với một doanh nghiệp, nhà cung cấp không chỉ là đối tác mà còn đóng vai trò tạo nên giá trị cho toàn bộ chuỗi cung ứng. Trong trường hợp bất cứ Supplier nào gặp sự cố, chuỗi cung ứng sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị đứt gãy, khiến nguồn cung hàng hóa không đủ để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng.
Gây nên một số áp lực nhất định cho doanh nghiệp
Mặc dù doanh nghiệp có thể thay đổi Supplier khi không còn cảm thấy phù hợp, vậy nhưng đối với một số sản phẩm/dịch vụ được phân phối độc quyền, cho dù giá thành cao hay chất lượng không tương xứng, bạn vẫn phải chấp nhận các vấn đề này vì không có sự lựa chọn thay thế.
Chính bởi vậy, có thể ví nhà cung cấp như một “mối đe dọa” tiềm ẩn do họ nắm trong tay hàng loạt quyền quyết định quan trọng về việc tăng giá bán, giảm chất lượng v.vv.. của sản phẩm/dịch vụ hoặc không đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp về số lượng, thời gian v.vv.. giao hàng.
Hướng dẫn tìm kiếm nhà cung cấp chất lượng cho doanh nghiệp
Nắm giữ hàng loạt vai trò quan trọng nói trên, doanh nghiệp cần hết sức thận trọng trong quá trình tìm kiếm Supplier cung ứng hàng hóa cho mình. Để đảm bảo có thể xây dựng mối quan hệ với đối tác chất lượng, nhà quản lý cần tiến hành chọn lọc Supplier dựa trên các yếu tố như sau:
- Mức độ uy tín của nhà cung cấp.
- Chất lượng sản phẩm/dịch vụ của nhà cung cấp.
- Giá thành sản phẩm của nhà cung cấp.
- Thời gian giao hàng của nhà cung cấp.
- Tỷ lệ hàng hóa bị hư hỏng của nhà cung cấp.
- Chính sách bảo hành và ưu đãi của nhà cung cấp.
- Thái độ chăm sóc khách hàng của nhà cung cấp.
Phương pháp giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ với nhà cung cấp hiệu quả
Nhìn chung, để đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra ổn định, doanh nghiệp cần phải lựa chọn những đơn vị cung cấp hàng hóa uy tín và xây dựng mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với họ. Trong phần tiếp theo, mời bạn hãy cùng Vieclamkinhdoanh.vn tham khảo ngay một số phương pháp tạo và giữ gìn tương tác bền vững, lâu dài với Supplier:
Xem nhà cung cấp như một bộ phận của doanh nghiệp
Đừng cho rằng nhà cung cấp chỉ đơn thuần là đơn vị đối tác cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho doanh nghiệp thông qua các giao dịch tài chính, hợp đồng mua bán hàng hóa v.vv.. Thay vào đó, doanh nghiệp hãy làm cho Supplier cảm thấy họ như một bộ phận quan trọng trong tổ chức.
Bên cạnh việc việc thảo luận với nhà cung cấp về kế hoạch ra mắt mặt hàng mới, nhà quản lý còn có thể ghi nhận những đánh giá và nhận định của họ để tối đa hóa chi phí cũng như đưa ra kế hoạch về thời gian sản xuất phù hợp. Khi đã xây dựng được niềm tin, ngay cả trong trường hợp quá trình hợp tác bất ngờ phát sinh vấn đề, việc giải quyết cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Xây dựng mối quan hệ với nhà cung cấp bằng việc thanh toán đúng hạn và đầy đủ cho nhà cung cấp
Một doanh nghiệp luôn thực hiện nghĩa vụ thanh toán đúng theo thời hạn đã thỏa thuận sẽ dễ dàng tạo dựng lòng tin và thiện cảm nơi nhà cung cấp. Từ đó, hàng hóa cũng có thể được Supplier giao đến đúng hạn với chất lượng ổn định hơn.
Nếu bởi một lý do bất khả kháng mà doanh nghiệp không thể thanh toán đúng hạn cho nhà cung cấp, hãy kịp thời gửi thông báo chính thức với thái độ chân thành nhất tới họ để thể hiện mong muốn hợp tác lâu dài.
Giao tiếp chân thành, cởi mở với nhà cung cấp
Trong quá trình hợp tác với nhà cung cấp, doanh nghiệp hãy nỗ lực giao tiếp cùng họ bằng một thái độ chân thành và nhiệt tình giống như những người bạn lâu năm. Khi nhà cung cấp cảm nhận được sự thân thiết và thoải mái giữa hai bên, việc thương lượng về chi phí, chất lượng của hàng hóa cũng sẽ trở nên thuận lợi hơn trông thấy.
Chia sẻ tài nguyên và kiến thức chuyên môn hữu ích với nhà cung cấp
Supplier là yếu tố quan trọng và có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hàng hóa cung cấp cho doanh nghiệp. Do đó, nhà quản lý đừng nên ngần ngại mà hãy mạnh dạn chia sẻ kiến thức có ích mà mình thu thập được cho họ để góp phần tối ưu hơn quy trình làm việc, thu về nhiều lợi ích lớn lao cho chính tổ chức của mình.
Khi các thông tin tài nguyên chuyên môn được chia sẻ, nhà cung cấp có thể cảm nhận được sự thiện chí hợp tác đến từ doanh nghiệp. Nhờ đó, họ sẽ luôn sẵn sàng hỗ trợ và dễ dàng chấp nhận những lời đề nghị có lợi cho công ty của bạn hơn.
Xây dựng mối quan hệ với nhà cung cấp bằng việc nắm rõ quy trình sản xuất và vận hành của
Nắm rõ quy trình sản xuất và vận hành của Supplier cũng là một trong những phương pháp xây dựng mối quan hệ với nhà cung cấp hiệu quả hàng đầu. Cụ thể, khi hiểu tường tận về cơ chế vận hành ở đối tác, doanh nghiệp sẽ dễ dàng nhận định được giá trị của Supplier cùng những khó khăn mà họ có nguy cơ gặp phải.
Thông qua đó, nhà quản lý có thể thấu hiểu và điều chỉnh yêu cầu của mình để việc hợp tác đôi bên diễn ra thuận lợi, đạt lợi ích tối đa. Khi mối quan hệ giữa doanh nghiệp và Supplier diễn ra tốt đẹp, tổ chức sẽ không chỉ có cơ hội nhận về các mặt hàng chất lượng cao thỏa mãn mọi thỏa thuận ban đầu mà còn có thể mở rộng thị trường kinh doanh nhờ sự giới thiệu từ nhà cung cấp.
Thương lượng với nhà cung cấp về mức giá để nhận lại giá trị tốt
Nếu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang mang lại hiệu quả tốt, nhà quản lý nên thử trả mức chi phí phù hợp hơn cho các đơn vị cung cấp. Khi Supplier nhận thấy lòng coi trọng việc thanh toán của nhà quản lý cũng như sự chủ động đưa ra mức chi phí phù hợp, giá trị và chất lượng của sản phẩm/dịch vụ được cung cấp đến doanh nghiệp cũng sẽ được chú trọng và đảm bảo hơn.
Tuy nhiên, doanh nghiệp không nên chỉ quan tâm đến duy nhất một nhà cung cấp riêng lẻ. Thay vào đó, hãy tương tác với nhiều đơn vị khác để tìm kiếm cơ hội mới, giúp đạt được sản lượng và giá trị sản phẩm tối đa.
Thỏa thuận rõ ràng với nhà cung cấp ngay từ ban đầu
Để hạn chế xảy ra tranh chấp giữa các bên, thỏa thuận trước về những điều khoản, điều kiện về thanh toán, giá cả, thời hạn giao hàng v.vv.. phù hợp là việc làm vô cùng cần thiết trước khi hai bên bắt đầu hợp tác.
Trong quá trình này, doanh nghiệp có thể dự đoán trước những vấn đề tranh chấp có thể xảy ra và đưa vào thỏa thuận nhằm hạn chế tối đa việc xảy ra tranh cãi, kiện tụng không đáng có, làm ảnh hưởng đến hoạt động xúc tiến bán hàng song phương.
Tổng kết
Nhìn chung, được xem là một trong những nhân tố quyết định tới sự thành bại của doanh nghiệp nên việc xây dựng mối quan hệ với nhà cung cấp luôn giữ vai trò vô cùng quan trọng. Hy vọng rằng qua chia sẻ của Blog Kinh Doanh ngày hôm nay, bạn sẽ bỏ túi thêm được nhiều phương pháp cải thiện liên kết với đơn vị này để góp phần giúp tổ chức ngày một phát triển!