Hiểu được khái niệm giá Cost là gì có thể giúp người bán định giá món ăn, đồ uống một cách hợp lý để thu về lợi nhuận dễ dàng. Chi tiết về giá Cost cùng mẹo quản lý chi phí hiệu quả, mời bạn hãy theo chân Vieclamkinhdoanh.vn đi tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết thuộc chuyên mục chia sẻ kinh nghiệm ngay dưới đây!
Mục lục
Giá Cost là gì?
Giá Cost (tên gọi khác: Food Cost, Drink Cost) là giá bán niêm yết của từng món ăn, đồ uống tại các quán cà phê, nhà hàng v.vv.. Giá Cost của một sản phẩm được cấu thành từ nhiều yếu tố khác nhau; bao gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí dụng cụ, chi phí nhân công, chi phí điện nước, chi phí thuê mặt bằng, chi phí Marketing cùng các loại chi phí khác liên quan đến vận hành rồi cộng với lợi nhuận mong muốn.
Để tính toán giá Cost chính xác, nhà kinh doanh phải tổng hợp đầy đủ các loại chi phí kể trên và sử dụng công thức tính giá Cost rõ ràng. Tùy từng thời điểm khác nhau (theo mùa, theo thời vụ v.vv..), bạn sẽ cần điều chỉnh linh hoạt giá Cost sản phẩm sao cho phù hợp với thị trường nhằm đảm bảo lợi nhuận.
Lợi ích khi tính toán giá Cost là gì?
Khi kinh doanh trong lĩnh vực F&B, nhà đầu tư nên có công thức tính giá Cost sản phẩm một cách đầy đủ để tạo ra quy trình triển khai thống nhất. Việc làm này sẽ mang lại cho cửa hàng rất nhiều lợi ích như:
- Quản lý chặt chẽ chi phí mua nguyên vật liệu trong cửa hàng.
- Định giá sản phẩm hợp lý, phù hợp với mặt bằng chung của thị trường.
- Kiểm soát mọi chi phí và nắm bắt tình kinh doanh tại quán để phân bổ nguồn vốn hợp lý, tránh tình trạng thiếu hụt vốn trong bán hàng.
- Đưa ra chương trình khuyến mại, kế hoạch truyền thông dựa trên giá Cost để thu hút thêm khách hàng, tăng độ nhận diện thương hiệu.
- Xây dựng quy trình nghiên cứu và phát triển thêm các món mới, giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Phân biệt Implicit Cost và Explicit Cost
Trong quá trình tính toán giá Cost, nhà kinh doanh thường dành nhiều sự quan tâm tới 02 loại chi phí. Đó là Implicit Cost (chi phí ẩn) và Explicit Cost (chi phí hiện). Cụ thể:
- Implicit Cost (chi phí ẩn) là loại chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện ý tưởng kinh doanh và còn thường được gọi với một số tên khác như chi phí quy đổi, chi phí cơ hội v.vv.. Với Implicit Cost, cửa hàng đã chọn sử dụng nguồn vốn của mình để đầu tư vào mặt hàng này mà bỏ qua các mặt hàng khác cũng có cơ hội tạo ra lợi nhuận tương đương.
- Explicit Cost (chi phí hiện) là loại chi phí kinh doanh thường được xác định khi cửa hàng tính toán doanh thu, lãi lỗ. Do Explicit Cost rất dễ xác định nên trong quá trình tính toán, nhà kinh doanh cần thống kê đầy đủ để tránh xác định lợi nhuận sai.
Chi phí cần quan tâm khi tính giá Cost là gì?
Tuỳ theo quy mô, mục đích và đối tượng của từng cửa hàng, các khoản chi phí để tính giá Cost sản phẩm sẽ có sự khác biệt nhất định. Tuy nhiên, về cơ bản, nhà kinh doanh sẽ cần quan tâm chủ yếu đến một số vấn đề như sau:
- Chi phí cố định (chi phí thuê mặt bằng, chi phí dụng cụ, chi phí phần mềm quản lý v.vv..).
- Chi phí trực tiếp (toàn bộ chi phí liên quan đến quá trình tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh như nguyên vật liệu, hàng tồn dư, hàng hư hỏng v.vv..).
- Chi phí gián tiếp (chi phí thương hiệu, chi phí chất lượng món ăn, chi phí chất lượng dịch vụ v.vv..).
- Chi phí nhân công (toàn bộ số tiền lương thưởng cần trả cho nhân viên trong quá trình vận hành cửa hàng).
- Chi phí dịch vụ (chi phí dành cho các hoạt động quảng cáo, truyền thông, sự kiện khuyến mại v.vv..).
- Chi phí phát sinh (chi phí bán hàng, chi phí thủ tục pháp lý v.vv..).
- Biến phí (các khoản phí phát sinh khi có sự thay đổi tùy theo từng thời điểm).
Công thức tính giá Cost chuẩn xác
Để tính giá Cost sản phẩm một cách chính xác nhất, nhà kinh doanh có thể tham khảo 04 phương pháp dưới đây:
Tính giá Cost theo đối thủ cạnh tranh
Trong trường hợp không muốn mất quá nhiều thời gian để nghiên cứu những công thức tính giá Cost phức tạp, chủ cửa hàng có thể xác định chi phí này theo đối thủ cạnh tranh với mức bằng hoặc thấp hơn một chút để thu hút khách hàng.
Tuy nhiên, phương pháp này cũng tiềm ẩn nhiều bất cập do các loại chi phí của cửa hàng bạn sở hữu có thể chênh lệch ít nhiều với đối thủ, gây khó khăn trong việc cân đối chi phí cho những hoạt động duy trì kinh doanh.
Ví dụ: Nhà hàng A kinh doanh sản phẩm bún cá với giá 30.000 VNĐ/bát. Nhà hàng B cũng kinh doanh sản phẩm này nhưng niêm yết mức giá cao hơn với 45.000 VNĐ/bát. Như vậy, bạn có thể cân nhắc mức giá từ 35.000 đến 40.000 VNĐ/bát cho nhà hàng của mình.
Tính giá Cost theo nhu cầu cung – cầu của thị trường
Giá Cost của một sản phẩm cũng có thể tính và xác định dựa trên quy luật cung – cầu trên thị trường. Cụ thể:
Nếu sản phẩm mà cửa hàng đưa ra đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng và rất ít xuất hiện trong menu của các đối thủ khác, nhà đầu tư có thể điều chỉnh giá Cost lên cao hơn để tăng lợi nhuận cho cửa hàng. Ngược lại, nếu sản phẩm đã xuất hiện trong menu của rất nhiều đối thủ, bạn cần cân đối chi phí và tính toán kỹ lưỡng để đưa ra mức giá bán phù hợp.
Tính giá Cost theo chi phí và lợi nhuận
Ngoài ra, nhà kinh doanh cũng hoàn toàn có thể định giá Cost sản phẩm theo công thức như sau:
P = C + (I + V) : m + X
Trong đó:
- P là giá bán của sản phẩm trên menu .
- C là chi phí giá vốn bán hàng của sản phẩm.
- I là tổng chi phí quản lý, chi phí vận hành và chi phí Marketing.
- V là số tiền thu hồi vốn và chi phí cơ hội/lãi ngân hàng, được tính theo công thức V = (v + a x n x v) : n.
- v là số vốn đầu tư ban đầu.
- a là lãi suất ngân hàng/lãi vay.
- n là dự trù số tháng hòa vốn.
- X là mức lợi nhuận mong muốn.
- m là hệ số dự trù mức doanh số mà cửa hàng bán được trong tháng (m càng tăng, lợi nhuận đem lại càng lớn).
Ví dụ: Nhà hàng A muốn tính giá Cost cho 01 ly cà phê đen với:
- Giá vốn C là 10.000 VNĐ.
- Tổng chi phí quản lý, vận hành và Marketing I là 20.000.000 VNĐ/tháng.
- Hệ số dự trù doanh số m là 2.000 ly/tháng.
- Nhà hàng không có lợi thế cạnh tranh nên X là 0.
- Số vốn đầu tư ban đầu v là 100.000.000 VNĐ.
- Lãi suất vay ngân hàng a là 1%/tháng.
- Ký hợp đồng thuê mặt bằng với thời hạn n là 24 tháng.
Như vậy, số tiền thu hồi vốn và chi phí cơ hội/lãi ngân hàng của nhà hàng A sẽ là:
V = (100.000.000 VNĐ + 1% x 24 x 100.000.000 VNĐ) : 24 = 5.166.666 VNĐ/tháng
Lúc này, giá Cost cho 01 ly cà phê đen là:
P = 10.000 VNĐ + (20.000.000 VNĐ + 5.166.666 VNĐ) + 0 = 22.583 VNĐ
Tính giá Cost theo tiêu chuẩn của thực phẩm
Trong trường hợp các phương pháp tính giá Cost được đề cập ở phần trên gây “khó khăn” cho cửa hàng, nhà đầu tư có thể định giá cho các món ăn theo công thức dễ dàng hơn như sau:
Giá Cost = Giá vốn chi phí nguyên liệu : Tỷ lệ phần trăm chi phí thực phẩm
Đây là phương pháp tính giá Cost sản phẩm phổ biến hàng đầu. Trong đó, tỷ lệ phần trăm chi phí thực phẩm sẽ phụ thuộc chủ yếu vào quy mô của nhà hàng, thường dao động từ 25 đến 55%. Trên thực tế, tỷ lệ “vàng” thường được đông đảo chủ cửa hàng lựa chọn để tính giá Cost chính là con số 35%.
Ví dụ: Giá vốn nguyên liệu của 01 ly nước ép bưởi là 10.000 VNĐ. Chi phí nguyên liệu chiếm 35%. Theo công thức trên, chúng ta có giá Cost của món ăn này là:
10.000 VNĐ : 35% = 28.571 VNĐ
Một số lưu ý quan trọng trong quản lý và tối ưu giá Cost để đạt lợi nhuận cao
Sau khi đã tìm được công thức tính giá Cost phù hợp cho mô hình kinh doanh của cửa hàng, nhà đầu tư cần lưu ý tới một số vấn đề dưới đây để thu về mức lợi nhuận như mong muốn:
Ưu tiên đặt giá Cost dạng số lẻ
Đặt giá Cost ở dạng số lẻ là một trong những mẹo phổ biến để đánh lừa thị giác của khách hàng mà vẫn đảm bảo lợi nhuận cho người bán.
Mở rộng đa dạng món ăn trong menu
Mở rộng các món ăn trong menu cũng là một cách để thu hút khách hàng, giúp tăng doanh thu hiệu quả. Thay vì chỉ tập trung vào một loại nhóm sản phẩm như trà sữa, cà phê v.vv.. nhà kinh doanh có thể bổ sung các món bánh, điểm tâm sáng, đồ ăn vặt v.vv.. để đa dạng hóa thực đơn.
Xây dựng chương trình khuyến mại hấp dẫn
Chương trình khuyến mại hiệu quả luôn là một trong những yếu tố hấp dẫn người mua đến với cửa hàng. Vì vậy, nhà kinh doanh có thể lựa chọn các dịp lễ đặc biệt trong năm như Tết Nguyên đán, Valentine v.vv.. để tung ra ưu đãi phù hợp. Một số hình thức khuyến mại phổ biến bạn nên tham khảo bao gồm mua 02 tính tiền 01, tặng voucher, bốc thăm trúng thưởng, giảm giá dịp sinh nhật v.vv..
Khéo léo tăng giá thành sản phẩm
Trước tình trạng thị trường đang biến đổi từng ngày, việc tăng giá Cost sản phẩm khi các chi phí liên quan đều tăng là một xu hướng tất yếu. Tuy nhiên, để tránh làm khách hàng không hài lòng hoặc mất thiện cảm với cửa hàng, nhà đầu tư cần phải cân nhắc kỹ lưỡng và chọn thời điểm thay đổi giá thích hợp.
Tổng kết
Trên đây chính là lời giải đáp cho câu hỏi “Giá Cost là gì?” cùng những công thức tính giá bán niêm yết cho từng món ăn, đồ uống. Hy vọng rằng thông tin do Blog Kinh Doanh mang tới ngày hôm nay sẽ giúp ích cho các nhà đầu tư trong việc tính toán giá Cost hợp lý và quản lý nguyên vật liệu cửa hàng hiệu quả!