Telemarketing là một trong những cầu nối truyền tải thông tin của doanh nghiệp cho khách hàng. Vậy, cụ thể thì Telemarketing là gì và có những loại hình Telemarketing nào? Hãy cùng Vieclamkinhdoanh tìm hiểu nhé.
Mục lục
Telemarketing là gì?
Telemarketing là một kỹ thuật quảng cáo được các công ty sử dụng để liên hệ với khách hàng tiềm năng và nói chuyện với họ về sản phẩm và dịch vụ của họ. Trước đây, telemarketing được thực hiện chủ yếu qua điện thoại. Tuy vậy, ngày nay rất nhiều doanh nghiệp cũng đã nâng cấp telemarketing lên các hình thức fax, internet,…
Lợi ích của Telemarketing là gì?
Có đến 82% người mua chấp nhận gặp mặt khi nhân viên thực hiện Telemarketing với họ (NEoDove). Điều này một lần nữa khẳng định những lợi ích của hình thức này. Trong đó, một số lợi ích nổi bật của Telemarketing như sau:
- Giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí trong tìm kiếm khách hàng tiềm năng, quảng bá sản phẩm.
- Thúc đẩy doanh số bán hàng nếu sử dụng đúng cách, có thể tùy chỉnh Telemarketing theo mục tiêu, nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp. Telemarketing cũng mang lại nhiều cơ hội kinh doanh hơn cho doanh nghiệp.
- Giúp doanh nghiệp phát triển được những mối quan hệ lâu dài với khách hàng tiềm năng. Cung cấp cho khách hàng những thông tin có giá trị tốt hơn.
- Là cơ sở để phân tích và đưa ra sự điều chỉnh về những chiến lược tiếp thị nếu cần thiết.
- Giúp doanh nghiệp có thêm số liệu để theo dõi doanh số bán hàng một cách hiệu quả hơn.
Tìm hiểu thêm: Bí quyết chốt sales qua điện thoại giúp bạn trăm trận trăm thắng
Những loại hình của Telemarketing là gì?
Trong Telemarketing sẽ được chia thành bốn loại hình chính như sau:
Inbound Telemarketing: Là hình thức thúc đẩy khách hàng tiềm năng thực hiện cuộc gọi đến cho doanh nghiệp. Thông thường doanh nghiệp sẽ thực hiện điều này thông qua các quảng cáo, thư trực tiếp, email hoặc qua website của họ.
Outbound Telemarketing: Với hình thức này, doanh nghiệp sẽ thực hiện cuộc gọi đến với nhóm khách hàng tiềm năng của mình để giới thiệu về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
Lead generation: Là những cuộc gọi được thực hiện với mục tiêu tập hợp các thông tin về hồ sơ, sở thích cũng như dữ liệu liên quan đến khách hàng tiềm năng của bạn.
Sales: Thường được thực hiện bởi những nhân viên bán hàng được đào tạo kỹ năng Telemarketing. Họ sẽ thực hiện các cuộc gọi này để chốt một thỏa thuận hoặc giao dịch ngay trên điện thoại với khách hàng.
Ưu – nhược điểm của Telemarketing
Bất kỳ hình thức nào cũng sẽ có những ưu và nhược điểm riêng. Những ưu và nhược điểm của Telemarketing là gì? Cùng tìm hiểu chi tiết ở phần nội dung tiếp theo của bài viết này nhé:
Ưu điểm của Telemarketing là gì?
Đối với hình thức Telemarketing sẽ có những ưu điểm như sau:
- Giúp tăng cường trải nghiệm cá nhân hóa cho khách hàng: sau với những hình thức tiếp thị khác thì thực hiện Telemarketing là một cách giúp bạn có thể cá nhân hóa mà tạo điều kiện kết nối tốt hơn giữa người bán và khách hàng tiềm năng.
- Tiếp xúc với số lượng lớn khách hàng trong thời gian ngắn nhanh chóng hơn so với những hình thức khác.
- Chi phí thực hiện thấp mà bạn có thể dễ dàng giao tiếp với nhiều khách hàng ở mọi nơi trên thế giới.
- Thực hiện Telemarketing cũng là một cách để doanh nghiệp làm sạch cơ sở dữ liệu thông qua việc xác định thông tin khách hàng đó có còn tồn tại không, khách hàng đó có quan tâm đến sản phẩm và dịch vụ nữa không.
- Tạo ra ấn tượng và trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng bằng việc cung cấp lượng lớn thông tin về sản phẩm và dịch vụ cho họ. Những thông tin được cung cấp chính xác hơn sẽ giúp cho khách hàng tin tưởng vào doanh nghiệp hơn.
Tìm hiểu thêm: Bản mô tả công việc telesale được cập nhật mới nhất mà newbie nên biết
Nhược điểm của Telemarketing là gì?
Bên cạnh những ưu điểm trên thì hình thức Telemarketing cũng sẽ có một vài nhược điểm khác như sau:
- Thực hiện Telemarketing quá nhiều có thể khiến khách hàng cảm thấy bị spam và xâm phạm quyền riêng tư của họ. Do đó doanh nghiệp cần phải thực hiện hoạt động này một cách khéo léo và có kịch bản phù hợp với từng nhóm khách hàng khác nhau.
- Có thể bắt gặp những sự hạn chế và danh sách số điện thoại loại trừ không sử dụng được trong quá trình tìm kiếm data để thực hiện Telemarketing.
- Bạn sẽ cần phải bỏ chi phí đầu tư vào đào tạo cho các nhân viên của bạn thực hiện đúng với kịch bản cũng như tiêu chí của doanh nghiệp khi Telemarketing.
- Tỷ lệ chuyển đổi của hình thức này tương đối thấp và rất khó tìm được khách hàng có nhu cầu gửi sản phẩm và dịch vụ của bạn ngay từ cuộc gọi đầu tiên.
Hy vọng bạn sẽ hiểu hơn về Telemarketing là gì với bài viết chia sẻ kinh nghiệm ngày hôm nay. Ngoài ra, bạn cũng có thể truy cập vào TopCV nếu đang có nhu cầu tìm kiếm việc làm Telemarketing hoặc liên quan đến lĩnh vực kinh doanh, bạn có thể tiếp cận nhiều tin tuyển dụng với mức thu nhập rất hấp dẫn ở nền tảng này.