Kinh doanh vật liệu xây dựng đang ngày càng phổ biến hơn khi tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh chóng. Tuy vậy, để hạn chế được những rủi ro không đáng có, hãy cùng Vieclamkinhdoanh.vn tìm hiểu một số lưu ý trước khi kinh doanh loại hàng hóa này ngay sau đây.
Mục lục
Tìm hiểu về vật liệu xây dựng là gì?
Vật liệu xây dựng là những loại nguyên vật liệu, sản phẩm được khai thác, tạo ra với mục đích phục vụ cho các công tác thi công, xây dựng kiến trúc. Chúng có thể là vật liệu thiên nhiên như tre, cát, đá, đất sét,… hoặc những vật liệu được sản xuất nhân tạo như nhựa, gạch, xi măng, thép,…
Những lưu ý nên biết trước khi kinh doanh vật liệu xây dựng
Sau khi đã hiểu về vật liệu xây dựng là gì, bạn cần lưu ý 5 điều sau đây trước khi bắt đầu kinh doanh VLXD. Những vấn đề này sẽ giúp bạn hạn chế được những rủi ro không đáng có. Bao gồm:
Kinh doanh vật liệu xây dựng cần bao nhiêu vốn?
Đầu tiên, bạn cần chắc chắn rằng, để kinh doanh ngành hàng vật liệu xây dựng, bạn sẽ cần một số vốn không hề nhỏ. Số vốn này có thể lên đến con số hàng trăm triệu đồng.
Đây được xem là số vốn tối thiểu để bạn có thể duy trì được sự đa dạng, chất lượng của mặt hàng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải cân nhắc kỹ về số vốn dựa vào những vấn đề sau đây:
- Chi phí mặt bằng mà bạn sẽ cần phải bỏ ra là bao nhiêu?
- Chi phí tu sửa mặt bằng.
- Bạn sẽ mở cửa hàng kinh doanh ngành hàng VLXD ở khu vực nào?
- Bạn có kho lưu trữ hàng hóa hay không.
Đọc thêm: Nhân viên kinh doanh vật liệu xây dựng là gì? Thu nhập ra sao?
Nên tham khảo thị trường tại khu vực
Sau khi đã tính toán được mức chi phí vốn ban đầu, bạn nên lưu ý tìm hiểu, tham khảo về khu vực mà bạn sẽ thực hiện kinh doanh. Khi tham khảo thị trường tại đây, bạn sẽ cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Có bao nhiêu cửa hàng đang kinh doanh VLXD trong khu vực mà bạn dự định kinh doanh?
- Những cửa hàng đó đã kinh doanh lâu chưa, trong thời gian bao lâu?
- Số lượng khách hàng thường xuyên lui đến của cửa hàng đó như thế nào, cách bài trí, biển hiệu của cửa hàng đó ra sao,…
- Những đối thủ trong khu vực của bạn đang kinh doanh loại vật liệu xây dựng nào, sản phẩm chủ lực của họ là gì, họ bán chạy những mặt hàng nào, mức giá là bao nhiêu,…
Việc thực hiện nghiên cứu thị trường, đối thủ trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào cũng rất quan trọng. Bởi từ những nghiên cứu đó, bạn có thể đưa ra được những chiến lược kinh doanh phù hợp hơn.
Lựa chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu
Đơn vị cung cấp hàng hóa, nguyên vật liệu cũng là một trong những vấn đề mà bạn cần lưu ý. Đối với thị trường đang cạnh tranh ngày càng khốc liệt, sự uy tín đến từ hàng hóa là một trong những yếu tố giúp bạn kinh doanh thành công.
Bạn nên chủ động tìm kiếm các nguồn hàng. Có 3 nguồn hàng mà bạn có thể tham khảo để lựa chọn như sau:
- Nhập hàng trực tiếp từ các công ty sản xuất nguyên vật liệu xây dựng.
- Nhập hàng hóa thông qua các tổng đại lý khu vực, bạn có thể biết được giá niêm yết rõ ràng qua nguồn hàng này.
- Nhập hàng hóa từ nước ngoài, đặc biệt là ở những khu vực ưa chuộng các nguyên vật liệu hàng ngoại nhập.
Định giá vật liệu xây dựng phù hợp
Định giá vật liệu xây dựng là một trong những kỹ năng mà bất kỳ ai khi kinh doanh mặt hàng này đều cần nắm rõ. Việc định giá thông thường sẽ dựa vào những yếu tố như sau:
- Dựa vào giá bán trung bình chung trên thị trường.
- Dựa vào giá bán của đối thủ đang cung cấp trên thị trường là bao nhiêu.
- Dựa vào số lượng hàng hóa mà khách hàng mua là nhiều hay ít, đối tượng mua hàng, tốc độ thanh toán như thế nào,…
Đọc thêm: Có nên làm nhân viên kinh doanh không? Kinh nghiệm không thể bỏ lỡ
Lựa chọn mặt hàng chủ lực của bạn
Bất kỳ hoạt động kinh doanh nào muốn thành công đều cần có mặt hàng chủ lực của mình. Đối với hoạt động kinh doanh VLXD cũng tương tự. Đa số các cửa hàng sẽ kinh doanh vật liệu thô hoặc vật liệu đã hoàn thiện.
Do đó, bạn nên xác định xem mặt hàng chủ lực mà bạn muốn kinh doanh là gì. Để lựa chọn được mặt hàng phù hợp, bạn nên cân nhắc dựa vào nguồn vốn và khu vực xung quanh cửa hàng. Điều này sẽ giúp cho bạn có thể tối ưu được nguồn vốn ban đầu của mình tốt hơn. Ví dụ như:
- Vật liệu xây dựng thô sẽ gồm cát, xi măng, sỏi, thép, gạch xây dựng,…
- Vật liệu xây dựng đã hoàn thiện ví dụ như các loại thiết bị điện, thiết bị nước, thiết bị vệ sinh,…
Dù kinh doanh bất kỳ loại hàng hóa nào, bạn cũng cần lên cho mình những kế hoạch cụ thể và chi tiết. Hy vọng bài viết hôm nay sẽ góp phần giúp bạn phòng tránh những rủi ro không đáng có khi kinh doanh vật liệu xây dựng. Nếu bạn đang quan tâm đến các cơ hội việc làm liên quan, hãy truy cập ngay TopCV để tiếp cận với những công việc hấp dẫn.