Hầu hết trong bộ máy của các công ty, doanh nghiệp không thể thiếu nhân viên kinh doanh. Bởi đây là lực lượng chính mang ra doanh thu cho công ty nhằm duy trì các hoạt động cơ bản của doanh nghiệp. Do đó, vị trí này khá áp lực, đòi hỏi nhiều kĩ năng và kinh nghiệm để đáp ứng nhu cầu công việc. Dưới đây vieclamkinhdoanh.vn sẽ gợi ý 5 kinh nghiệm làm nhân viên kinh doanh mà bạn cần hải biết khi muốn tham gia vào lĩnh vực này.
Mục lục
Vị trí nhân viên kinh doanh là gì?
Nhân viên kinh doanh được ví như bộ mặt của công ty, là người trực tiếp giao tiếp với khách hàng, giới thiệu những sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp ra bên ngoài.
Nhân viên kinh doanh cần tự quản lý công việc, đặt ra mục tiêu và kế hoạch để hoàn thành nhiệm vụ, mang về doanh thu và lợi nhuận cho công ty. Có thể thấy, công việc của một nhân viên kinh doanh khá phức tạp, đòi hỏi sự nhạy bén và linh hoạt xử lý các tình huống phát sinh, luôn xuất hiện kịp thời khi khách hàng cần.
Để trở thành một nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp, bạn cần hội tụ đủ một số yếu tố dưới đây:
- Đam mê: Đây là tiêu chí hàng đầu, không chỉ đối với vị trí nhân viên kinh doanh mà tất cả với các vị trí công việc khác. Khi có đam mê đủ lớn, bạn sẽ dễ dàng vượt qua mọi khó khăn để đạt được những mục tiêu đã đề ra.
- Kiên trì: Bên cạnh đam mê, kiên trì cũng là một trong những phẩm chất mà người làm nhân viên kinh doanh cần trau dồi. Bởi không chỉ thuyết phục khách 1 vài lần họ đã ra quyết định mua hàng ngay được mà cần một quá trình khá dài.
- Quyết đoán: Quyết đoán chính là chìa khóa giúp bạn đến gần hơn với thành công. Quyết đoán giúp bạn ghi điểm trong mắt khách hàng vì bạn là một người chuyên nghiệp
Các kinh nghiệm làm nhân viên kinh doanh
Trong tuyển dụng bất kỳ ngành nghề nào, ngoài bằng cấp, yếu tố kinh nghiệm được đánh giá rất cao. Với những người có kinh nghiệm dày dạn sẽ được ưu tiên hơn những ứng viên chưa có kinh nghiệm. Dưới đây là một số kinh nghiệm làm nhân viên kinh doanh mà bạn có thể tham khảo:
Hiểu rõ công việc
Trong mọi việc, hiểu rõ tính chất, đặc thù công việc không chỉ giúp bạn có thể bắt kịp với công việc mà còn duy trì đam mê để hoàn thành mục tiêu được giao.
Hiểu rõ mô tả công việc cũng giúp bạn xác định xem bản thân có thật sự phù hợp với vị trí nhân viên kinh doanh hay không, có thể gắn bó lâu dài và coi nó là sự nghiệp của mình hay không? Chính bởi vậy đây là một trong những kinh nghiệm làm nhân viên kinh doanh đầu tiên mà bạn cần lưu ý trước khi đưa ra quyết định thử sức với công việc khá áp lực này.
Đặt ra mục tiêu rõ ràng
Sau khi xác định được những việc phải làm, bạn cần lên kế hoạch riêng cho bản thân. Nếu là một tân chiến binh, bạn đừng cố gắng gượng ép bản thân phải như những người đã dày dạn kinh nghiệm. Thay vào đó, hãy đặt ra từng mục tiêu nhỏ với những chiến lược cụ thể. Chỉ khi thực hiện được những mục tiêu đó, bạn mới có thể từng bước với tới những đích đến cao hơn.
Nhận thức đúng đắn: Công việc nhân viên kinh doanh là cả một quá trình
Kinh nghiệm làm nhân viên kinh doanh tiếp theo đó chính là nhận thức đúng đắn về công việc. Bất kể ngành nghề nào để đạt tới thành công, bạn đều sẽ trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm khác nhau. Từ những khó khăn, bạn rút ra được bài học để ngày càng hoàn thiện. Đặc biệt, với vị trí nhân viên kinh doanh, tiêu chí kiên trì còn được đề cao hơn nữa bởi rất ít khách hàng có thể đưa ngay ra quyết định ngay từ lần đầu tiếp xúc với sản phẩm dịch vụ. Người nhân viên kinh doanh giỏi sẽ là người luôn lắng nghe những mong muốn của khách hàng, xuất hiện bất kỳ khi nào họ cần để, dần dần tạo dựng niềm tin nơi khách hàng về sản phẩm dịch vụ. Bán hàng đã khó, duy trì mối quan hệ với khách hàng càng khó hơn. Do đó, mỗi nhân viên kinh doanh cần có kế hoạch chăm sóc khách hàng cụ thể.
Chịu được áp lực cao
Nhân viên kinh doanh thường phải chịu khá nhiều áp lực, trong đó thường là áp lực từ sếp, đồng nghiệp, áp lực doanh số, đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó, bạn còn phải chịu trách nhiệm giải quyết những vấn đề liên quan đến khách hàng.
Mặc dù áp lực nhưng ngành này cũng mang đến rất nhiều cơ hội trên con đường phát triển sự nghiệp của bạn với một mức lương cạnh tranh. Trước những áp lực bạn hãy bình tĩnh tìm ra nguyên nhân của vấn đề, từ đó đưa ra phương pháp giải quyết phù hợp.
Chăm sóc khách hàng
Nhiều nhân viên kinh doanh mới vào nghề thường chỉ tập trung vào khách mới mà quên chăm sóc những khách hàng cũ. Điều này hoàn toàn sai vì nhiều khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm dịch vụ của công ty sẽ tiếp tục quay trở lại mua các sản phẩm khác. Việc chăm sóc khách hàng tốt, thường xuyên quan tâm, lắng nghe nhu cầu, mong muốn của khách hàng sẽ giúp bạn gia tăng doanh số. Đây là một trong những kinh nghiệm làm nhân viên kinh doanh khá quan trọng mà bạn cần lưu ý.
Vừa rồi, chúng tôi đã cung cấp 5 kinh nghiệm làm nhân viên kinh doanh hy vọng đã mang đến những thông tin thật sự hữu ích cho bạn. Nghề nào cũng áp lực nhưng chỉ cần đủ đam mê và sự kiên trì mọi khó khăn sẽ nhanh chóng qua, con đường của bạn đi đến thành công càng được rút ngắn.