Mẫu CV nhân viên kinh doanh gồm những phần nào?

Mẫu CV nhân viên kinh doanh gồm những phần nào?

Chia sẻ kinh nghiệm Mẹo tìm việc
Spread the love

Hiện nay, quá trình ứng tuyển một công việc luôn phải thông qua bước nộp CV online. CV là yêu cầu cơ bản để nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên. Vậy CV là gì và một mẫu CV nhân viên kinh doanh sẽ gồm những phần cơ bản nào, hãy cùng vieclamkinhdoanh.vn tìm hiểu nhé!

Tìm hiểu về CV

CV là gì?

CV - Curriculum Vitae hay Resume đều là bản sơ yếu lý lịch.
CV – Curriculum Vitae hay Resume đều là bản sơ yếu lý lịch.

CV hay còn gọi là sơ yếu lý lịch là một bảng tóm tắt các thông tin của ứng viên khi tham gia tuyển dụng. Nhờ vào CV, nhà tuyển dụng có thể tham khảo một cách nhanh chóng thông tin cơ bản của ứng viên trước khi đặt lịch hẹn phỏng vấn. CV bao gồm những thông tin từ thông tin cá nhân, thông tin liên hệ, trình độ học vấn, văn bằng, chứng chỉ, kinh nghiệm làm việc, các kỹ năng trong công việc.

Các ứng viên khi xin việc đều cố gắng chăm chút CV và thể hiện hết tất cả các ưu thế và điểm mạnh của mình để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để viết một bản CV xin việc chuyên nghiệp từ hình thức đến nội dung một cách hoàn hảo?

Mẫu CV nhân viên kinh doanh khác gì so với CV thông thường?

Liệu có sự khác biệt về nội dung và hình thức CV giữa các ngành nghề khác nhau vẫn là điều khiến nhiều bạn trẻ lần đầu xin việc thắc mắc. Xét về khía cạnh bố cục, các CV xin việc của nhiều ngành nghề khác nhau thì đều có các mục giống nhau. Việc làm CV ứng tuyển nhân viên kinh doanh của bạn trở nên khác biệt chỉ có thể do nội dung mà bạn liệt kê và thể hiện. Làm thế nào để viết CV ứng tuyển nhân viên kinh doanh? Hãy cùng nhau đi tìm hiểu cấu tạo của một mẫu CV nhân viên kinh doanh nhé!

Cấu tạo mẫu CV nhân viên kinh doanh

Ở mục trên chúng ta đã nói về các điểm giống nhau về bố cục giữa mẫu CV nhân viên kinh doanh và mẫu CV của các công việc khác. Bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau “mổ xẻ” xem mẫu CV nhân viên kinh doanh gồm những phần nào

Cấu tạo cơ bản của một mẫu CV.
  • Hình ảnh cho CV: Giống với các CV thông thường, đây là mục bạn chèn ảnh 3×4 hay 3×4 quốc tế, tốt nhất hãy dùng ảnh thẻ chân dung để chèn, nói không với việc dùng ảnh selfie vì gây mất điểm và thiếu chuyên nghiệp
  • Thông tin cá nhân và cách thức liên hệ: Liệt kê một số thông tin quan trọng theo mẫu có sẵn như: họ và tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, email, Facebook,..
  • Mục tiêu nghề nghiệp: Hãy thể hiện ngắn gọn quan điểm cũng như tầm nhìn của bạn về công việc này, cũng như mục tiêu trong 5 năm nữa, bạn sẽ làm được gì. Thái độ quyết đoán, bền bỉ và kiên định khi nói về ý chí cũng là một ưu điểm của nhân viên kinh doanh.
  • Trình độ học vấn: Liệt kê các bậc giáo dục bạn đã học và trường mà bạn đã tốt nghiệp, ở một số mẫu CV còn yêu cầu kèm theo xếp loại mà bạn đã đạt được.
  • Kinh nghiệm làm việc: Đây là mục khá quan trọng để tạo ấn tượng, có một sự thật là các nhà tuyển dụng luôn ưu ái cho những người có nhiều kinh nghiệm làm việc. Hãy liệt kê vài công việc mà bạn đã làm, kèm theo những kinh nghiệm cũng như kỹ năng mà công việc đó mang lại cho bạn. Nếu đến vòng phỏng vấn, bạn có thể nói qua một chút về những kinh nghiệm đó mang lại lợi ích gì cho công việc mà bạn đang ứng tuyển.
  • Kỹ năng: Thường CV sẽ để sẵn những kỹ năng về ngoại ngữ và tin học, hãy cố gắng liệt kê chi tiết những điểm khác biệt tạo nên lợi thế. Ví dụ: có kinh nghiệm tổ chức sự kiện, biết sử dụng các phần mềm thiết kế,…
  • Các chứng chỉ: Chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, hay bất cứ khóa học nào bạn đã tham gia học và được cấp chứng chỉ.
  • Kỹ năng mềm: Có một số kỹ năng cần thiết bạn cần liệt kê để được điểm cộng trong mắt nhà tuyển dụng. Ví dụ: kỹ năng giao tiếp, đàm phán, kỹ năng thuyết phục khách hàng, chốt deal, kỹ năng quản lý bản thân, kỹ năng làm việc nhóm,…
  • Sở thích: Một chút thông tin để nhà tuyển dụng hiểu rõ về bạn hơn.
  • Các dự án đã tham gia: Đây là mấu chốt chính tạo nên sự khác biệt giữa CV nhân viên kinh doanh so với CV các công việc khác. Việc liệt kê các dự án kinh doanh uy tín bạn đã tham gia, những thành tựu bạn đã đạt được về KPI, doanh số hay kinh nghiệm làm việc bạn có được sẽ giúp bạn gây ấn tượng.

Ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng không khó nếu bạn biết cách thể hiện những điểm mạnh trong CV nhân viên kinh doanh. Vậy bạn có tò mò, giữa một rừng CV kinh doanh. Điều gì sẽ làm nên sự khác biệt của bạn?

Gây ấn tượng qua hình thức với mẫu CV nhân viên kinh doanh

Hiện nay có rất nhiều mẫu CV nhân viên kinh doanh phổ biến đã được tạo sẵn form ở trên mạng, bạn chỉ việc tải về và sử dụng. Dù vậy, cũng có một số lưu ý giúp bạn gây ấn tượng hơn:

  • Hình thức trình bày chuyên nghiệp, rõ ràng, súc tích nhưng vẫn thể hiện đủ các thông tin cần thể hiện cho nhà tuyển dụng.
  • Sử dụng các con số để gây ấn tượng mạnh mẽ hơn với nhà tuyển dụng. Chẳng hạn: Bạn đã từng đạt top 1 doanh số ở công ty cũ hay đã chốt thành công 150 đơn hàng giá trị.
  • Sử dụng những từ ngữ liên quan ngành nghề nhân viên kinh doanh để thể hiện sự am hiểu và kinh nghiệm của bạn.
  • Liệt kê những thông tin chân thật.
  • Hình thức CV đẹp nhất.

Kết

 Có thể ghi điểm cộng với nhà tuyển dụng nhờ vào CV.
Có thể ghi điểm cộng với nhà tuyển dụng nhờ vào CV.

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin về CV cũng như tầm quan trọng của CV tại vòng sơ khảo. Thông tin mẫu CV nhân viên kinh doanh gồm những phần nào, cũng như một số lưu ý nho nhỏ về cách gây ấn tượng với nhà tuyển dụng thông qua nội dung và hình thức CV. Chúc các bạn thành công gây ấn tượng với nhà tuyển dụng nhân viên kinh doanh nhé!


Spread the love

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *