Thị hiếu khách hàng là gì

Thị hiếu là gì? Cách xác định thị hiếu khách hàng hiệu quả nhất

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Hiểu rõ thị hiếu là gì và nắm bắt được thị hiếu khách hàng là một trong những cách hiệu quả giúp doanh nghiệp đến gần hơn với người tiêu dùng. Cùng tìm hiểu về khái niệm thị hiếu và cách xác định thị hiếu khách hàng trong bài vết sau của vieclamkinhdoanh.vn nhé!

Hiểu đúng: Thị hiếu là gì?

Thị hiếu là sở thích và năng lực nhận biết về cái đẹp, cái tốt và cái đúng trong lĩnh vực nghệ thuật, thời trang, thiết kế, âm nhạc, văn hóa… Nó là khả năng của mỗi người để đánh giá và ưa thích những phong cách và ý tưởng mà họ coi là thú vị, hấp dẫn hoặc tốt nhất theo tiêu chuẩn của riêng mình. Thị hiếu là một khía cạnh cá nhân, có sự khác biệt giữa mỗi người, mỗi quốc gia và nền văn hóa khác nhau.

Hiểu đúng thị hiếu là gì, xác định thị hiếu khách hàng
Hiểu đúng thị hiếu là gì, xác định thị hiếu khách hàng

Thị hiếu khách hàng (customer taste) là một khái niệm dùng trong marketing và kinh doanh, thể hiện sở thích và lựa chọn cá nhân của khách hàng khi mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ. Thị hiếu khách hàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm văn hóa, giáo dục, tuổi tác, thu nhập, xu hướng thời trang và phong cách sống… 

Vì sao cần nghiên cứu thị hiếu khách hàng?

Trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt như hiện tại, việc hiểu rõ thị hiếu khách hàng là một trong những “kim bài” giúp doanh nghiệp chiếm trọn tâm trí khách hàng và ra lợi thế cạnh tranh. Vậy cụ thể, những lợi ích khi doanh nghiệp có thể đạt được khi nghiên cứu thị hiếu là gì?

Thấu hiểu khách hàng

Nghiên cứu thị hiếu giúp doanh nghiệp hiểu rõ khách hàng mục tiêu về sở thích, nhu cầu, giá trị và mong đợi của họ. Bằng cách hiểu khách hàng, doanh nghiệp có thể tạo ra sản phẩm/dịch vụ phù hợp và tạo nên trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng.

Thấu hiểu khách hàng thông qua việc tìm hiểu thị hiệu là gì
Thấu hiểu khách hàng thông qua việc tìm hiểu thị hiệu là gì

Nắm bắt thị hiếu khách hàng còn giúp xây dựng mối quan hệ bền chặt với khách hàng cũ thay vì phải tốn kém quá nhiều chi phí marketing để tìm kiếm khách hàng mới. Khi khách hàng cảm thấy được lắng nghe và đáp ứng đúng nhu cầu của mình, họ sẽ trung thành và giới thiệu cho người thân, bạn bè sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

Phát triển sản phẩm và dịch vụ

Khi tiến hành nghiên cứu thị hiếu khách hàng, doanh nghiệp sẽ có được những thông tin quan trọng về mong đợi của họ về sản phẩm, dịch vụ. Điều này giúp doanh nghiệp cải tiến, phát triển và tạo ra những sản phẩm/dịch vụ mới mà khách hàng sẽ ưa thích.

Bằng cách tạo ra những sản phẩm/dịch vụ khác biệt với thị trường và phù hợp với thị hiếu, doanh nghiệp có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh và thu hút khách hàng.

>>> Xem ngay: Mẫu kịch bản gọi điện chăm sóc khách hàng hiệu quả 

Tối ưu hóa chiến lược marketing

Nghiên cứu thị hiếu là gì còn giúp xác định đúng nhóm khách hàng mục tiêu, từ đó tìm ra cách tiếp cận và tương tác hiệu quả với họ. Điều này giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chiến lược marketing, từ việc lựa chọn kênh truyền thông, đến thông điệp và cách tiếp cận khách hàng.

3 cách xác định thị hiếu khách hàng hiệu quả nhất

Để hiểu và phục vụ thị hiếu khách hàng tốt hơn, các doanh nghiệp thường tiến hành nghiên cứu thị trường, thu thập thông tin phản hồi từ khách hàng, theo dõi xu hướng và tạo ra các chiến lược marketing phù hợp với sở thích và nhu cầu của khách hàng mục tiêu. Dưới đây là 3 phương pháp giúp xác định thị hiếu khách hàng:

Khảo sát khách hàng

Phương pháp này sử dụng các bảng câu hỏi hoặc các cuộc khảo sát để thu thập ý kiến và thông tin từ khách hàng.

Khảo sát khách hàng giúp xác định thị hiếu là gì
Khảo sát khách hàng giúp xác định thị hiếu là gì

Ví dụ: Một công ty thời trang muốn nghiên cứu thị hiếu khách hàng về áo phông. Họ tạo ra một bảng hỏi với các câu hỏi như: “Bạn thích mẫu áo phông nào hơn: có hình in đơn giản hay hình in phức tạp?”, “Bạn thích màu sắc sáng hay màu sắc tối hơn?”, “Bạn có ưu tiên chất liệu nào cho áo phông?”. Sau đó, công ty tiến hành khảo sát khách hàng để thu thập ý kiến và phân tích các câu trả lời để hiểu thị hiếu là gì đối với áo phông.

Phân tích dữ liệu mạng xã hội

Phương pháp này sử dụng dữ liệu từ các mạng xã hội để phân tích hành vi và ý kiến của khách hàng.

Ví dụ: Một công ty muốn phân tích thị hiếu khách hàng về một loại sản phẩm điện tử. Họ thu thập dữ liệu từ mạng xã hội như Twitter, Facebook và Instagram, bằng cách theo dõi bài đăng, bình luận và hashtag liên quan đến sản phẩm. Sau đó, công ty sẽ sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu để xác định xu hướng, ý kiến tích cực/ tiêu cực, sở thích của khách hàng đối với sản phẩm điện tử đó.

>>> Xem ngay: Cách tìm kiếm khách hàng B2B thông minh không ai nói cho bạn biết

Thảo luận nhóm tập trung

Phương pháp này sử dụng cuộc họp tập trung với một nhóm khách hàng đại diện để thảo luận và đánh giá về các yếu tố thị hiếu.

Thảo luận nhóm tập trung giúp xác định thị hiếu là gì
Thảo luận nhóm tập trung giúp xác định thị hiếu là gì

Ví dụ: Một công ty muốn tìm hiểu thị hiếu khách hàng đối với giao diện của ứng dụng di động. Công ty tổ chức một cuộc họp tập trung với  5 – 10 khách hàng và cho họ xem các giao diện mẫu của ứng dụng. Nhóm khách hàng được yêu cầu thảo luận về các thiết kế, màu sắc, bố cục và trải nghiệm khi sử dụng. Sau đó, công ty sẽ phân tích các ý kiến nhận xét để điều chỉnh giao diện sao cho phù hợp với thị hiếu khách hàng.

Kết luận

Không thể phủ nhận rằng, nắm bắt được khách hàng có thị hiếu là gì sẽ đóng vai trò quan trọng đối với thành công của một doanh nghiệp. Hiểu và đáp ứng thị hiếu khách hàng là yếu tố quyết định để tạo ra những sản phẩm, dịch vụ và trải nghiệm mà khách hàng yêu thích cũng như sẵn lòng mua hàng.

Bạn cũng có thể chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu khách hàng tại TopCV – Nền tảng tuyển dụng và việc làm tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ AI tại Việt Nam. Đây là địa chỉ tin cậy để các doanh nghiệp thu hút nhân tài trong lĩnh vực marketing, kinh doanh, giúp tìm hiểu thị hiếu khách hàng và đưa ra định hướng tốt hơn cho công ty.


Spread the love

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *