chien-luoc-kinh-doanh-cua-viettel-vieclamkinhdoanh

Bài học rút ra từ chiến lược kinh doanh của Viettel

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Theo Brand Finance, Viettel là cái tên duy nhất đến từ Việt Nam lọt top 250 thương hiệu giá trị nhất thế giới. Để có được thành công vang dội này một phần phải kể tới chiến lược kinh doanh của Viettel. Hãy cùng Vieclamkinhdoanh rút ra những bài học quý báu từ chiến lược của ông lớn đã áp dụng thành công nhé!

Giới thiệu về Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel

Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel được biết tới dưới tên giao dịch là Viettel hay Tập đoàn Viettel được thành lập ngày 01/06/1989. Viettel là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng 100% vốn nhà nước, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bưu chính – viễn thông và công nghệ thông tin. 

Viettel nổi tiếng với Slogan “Theo cách của bạn”. Chiến lược kinh doanh của Viettel hướng tới sự phát triển bền vững: 

  • Sứ mệnh: Caring Innovator – Sáng tạo để phục vụ con người.
  • Quan điểm phát triển: Kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế với quốc phòng, kinh doanh định hướng khách hàng. Đơn vị chú trọng đầu tư, xây dựng, phát triển hạ tầng viễn thông, phát triển nhanh chóng, liên tục thực hiện các công tác cải cách để bền vững, lấy con người làm yếu tố trung tâm, cốt lõi. 
Viettel là tập đoàn viễn thông lớn nhất Việt Nam
Viettel là tập đoàn viễn thông lớn nhất Việt Nam
  • Giá trị cốt lõi: Viettel là ngôi nhà chung, truyền thống là cách làm của người lính, thích ứng nhanh là sức mạnh lớn của cạnh tranh, trưởng thành qua thách thức và những lần thất bại, thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm nghiệm chân lý,…
  • Tầm nhìn thương hiệu hướng tới việc thấu hiểu những gì khách hàng đang mong muốn để nỗ lực đáp ứng. Viettel đề cao sáng tạo, phục vụ với sự chia sẻ và thấu hiểu. 

Trong hành trình hơn 30 năm xây dựng và phát triển Tập đoàn Viettel đã vinh dự nhận được khen thưởng cấp nhà nước, Giải thưởng quốc tế và vươn lên trở thành thương hiệu giá trị lớn nhất Việt Nam, top 30 nhà mạng giá trị nhất thế giới.

Chiến lược kinh doanh của Viettel

Thị trường viễn thông Việt Nam vẫn tiếp tục sôi động hơn bao giờ hết với sự cạnh tranh của rất nhiều thương hiệu. Thế nhưng, Viettel vẫn là một cái tên nổi bật hơn bao giờ hết với độ phủ của hãng ở tầm “quốc dân”. 

Xuất phát điểm từ vị trí thứ 4 trên thị trường viễn thông (sau VinaPhone, Mobifone, Sfone) nhưng đơn vị đã vươn lên thứ nhất chiếm tới 54% thị phần. Hãy cùng xem câu chuyện chiến lược kinh doanh của Viettel có gì hay để gây dựng được “đế chế” tầm cỡ quốc tế như vậy. 

Viettel tập trung trở thành doanh nghiệp viễn thông số
Chiến lược kinh doanh tập trung trở thành doanh nghiệp viễn thông số

Triết lý, mục tiêu và phạm vi chiến lược kinh doanh của Viettel

Về triết lý

Triết lý trong chiến lược kinh doanh của Viettel gồm: Tiên phong, đột phá trong ứng dụng công nghệ hiện đại và sáng tạo. Từ đó, đưa ra giải pháp tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới chất lượng cao, giá cược phù hợp, đáp ứng nhu cầu cũng như quyền lựa chọn của khách hàng. 

Mục tiêu chiến lược

Mục tiêu chính trong chiến lược kinh doanh của tập đoàn viễn thông hàng đầu Việt Nam đó là: Phấn đấu trở thành doanh nghiệp chủ đạo, kiến tạo xã hội số, trở thành doanh nghiệp viễn thông số, có chiến lược chăm sóc khách hàng, nâng cao trải nghiệm khách hàng chuyên nghiệp, hoàn thiện hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ số. 

Phạm vi chiến lược

Để chiếm ưu thế cạnh tranh, phạm vi chiến lược kinh doanh của Viettel chủ yếu là phân khúc thị trường bình dân. Từ khi mới gia nhập thị trường, Viettel đã chọn kinh doanh sản phẩm, dịch vụ giá rẻ cho người có thu nhập thấp. Đây là phân khúc mục tiêu cạnh tranh thấp nhưng mang lại tiềm năng cao. 

Tập đoàn cũng đạt được thành tựu to lớn khi đầu tư vào hệ thống mạng lưới tới các vùng có địa hình khó khăn. Việc xác định thị trường ngách làm mục tiêu như vậy có tiềm năng rất lớn.

Sản phẩm của Viettel hướng tới các phân khúc thị trường giá rẻ
Phạm vi chiến lược kinh doanh hướng tới các phân khúc thị trường giá rẻ

Các chiến lược kinh doanh 

Khởi đầu với sự thiếu thốn về mọi mặt, cho đến nay Viettel đã vươn lên trở thành thương hiệu top đầu trong lĩnh vực viễn thông. Thành công này đến từ chiến lược kinh doanh đúng đắn của những người đứng đầu tập đoàn. Các chiến lược kinh doanh của Viettel bao gồm:

Chiến lược cạnh tranh

Trên thị trường Viettel chịu sự cạnh tranh rất lớn từ các thương hiệu viễn thông khác vốn đã có nhiều lợi thế phát triển. Chính vì vậy các lãnh đạo của tập đoàn đã đưa ra chiến lược mang lại hiệu quả cao trong đối đầu. Trong đó, đơn vị tập trung:

  • Sản phẩm khác biệt: Các gói cước Viettel cung cấp cho thị trường đều thể hiện triết lý Caring – Innovator (Sẻ chia-Sáng tạo) nhằm đáp ứng đa dạng nhu cầu từ khách hàng. 
  • Giá cước ưu đãi: Mục tiêu của Viettel là đưa viễn thông tới mọi người bằng cách cung cấp giá cước ưu đãi. Bên cạnh đó còn có nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng. 
  • Lấy khách hàng làm trung tâm với chiến lược định vị đúng đắn dựa trên tiêu chí tiếp cận kinh doanh “Vì khách hàng trước, vì mình sau”.
Chiến lược cạnh tranh giúp Viettel có được hiệu quả kinh doanh tốt
Chiến lược cạnh tranh giúp Viettel có được hiệu quả kinh doanh tốt

Chiến lược tăng trưởng

Chiến lược tăng trưởng giúp nhà mạng mở rộng quy mô thị trường, sản phẩm, dịch vụ thực hiện được mục tiêu vừa kinh doanh vừa phục vụ, chiếm ưu thế về thị phần cũng như ảnh hưởng tới khách hàng. Chiến lược này được tập đoàn chia thành các chiến lược nhỏ bao gồm:

Chiến lược thâm nhập thị trường

Thị trường viễn thông tại Việt Nam đang phát triển mạnh với thị phần chiếm hơn 40%. Các nhà mạng đang cạnh tranh chiếm lĩnh thị phần. Trước sức mạnh này, Viettel đang nỗ lực đưa ra gói cước giá rẻ, tiếp thị quảng cáo nhằm tăng thị phần sản phẩm.

Trên cơ sở dữ liệu thu được từ quá trình phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh, xem xét mục tiêu. Các nhà quản lý của Viettel đã nâng cao hiệu quả thâm nhập bằng cách tập trung phát triển sản phẩm dịch vụ là thế mạnh của Tổng công ty như: Điện thoại quốc tế, trong nước, dịch vụ thông tin di động, Internet, bưu chính,…

Chiến lược phát triển thị trường

Tập đoàn đã tiến hành đa dạng hóa sản phẩm nhằm tận dụng nguồn vốn lớn mạnh cũng như đội ngũ nhân lực sẵn có, với hệ thống kênh phân phối khắp các tỉnh thành. Nhu cầu của khách hàng đòi hỏi được phục vụ tốt hơn, công ty đã kịp thời đưa ra gói dịch vụ phù hợp, mở rộng nhiều lĩnh vực kinh doanh. Từ đó, tận dụng tối đa khả năng với mục tiêu chiếm lĩnh thị trường, dẫn đầu ở một số lĩnh vực có lợi thế. 

Chiến lược của Viettel tập trung vào hoạt động phát triển thị trường
Chiến lược kinh doanh của Viettel tập trung vào hoạt động phát triển thị trường

Với những bước đi ấy, chỉ sau thời gian ngắn áp dụng Viettel đã dẫn đầu thị trường về lượng thuê bao di động với 54.5% thị phần, tỷ lệ thuê bao 2G, 3G chuyển lên 4G cao, xấp xỉ 72% thuê bao 4G/tổng số thuê bao. 

Chiến lược phát triển sản phẩm

Công ty đã nghiên cứu đưa ra chiến lược phù hợp với thị hiếu khách hàng, nhu cầu thị trường. Sản phẩm được tạo ra vừa đảm bảo chất lượng, đạt tiêu chuẩn, dịch tốt với công nghệ mới. Ngoài ra, công ty cũng phổ cập, mở rộng phạm vi thị trường cho các dịch vụ: Điện thoại, bưu phẩm, di động, Internet,…

>>>Xem thêm: Chiến Lược Kinh Doanh Là Gì? Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh Hiệu Quả

Bài học từ chiến lược kinh doanh của Viettel

Trong nước, Viettel luôn duy trì vị thế thương hiệu giá trị nhất Việt Nam liên tiếp từ năm 2016-2022. Chỉ riêng từ 2021-2022, tập đoàn đã có bước nhảy đột phá khi tăng tới 99 bậc để trở thành thương hiệu viễn thông có sự tăng trưởng tốt nhất trên toàn thế giới với 45% giá trị thương hiệu. Thành công thông qua những chiến lược “vàng” đã trở thành những Case Study xuất sắc để lại nhiều bài học quý báu cho các doanh nghiệp.

Bài học về sự thay đổi để phát triển

Khi xây dựng một thương hiệu, bền vững và ổn định là điều mà các công ty, doanh nghiệp đều mong muốn. Tuy nhiên, cuộc sống không ngừng thay đổi sẽ có những lúc cần phải có sự thay đổi cần thiết, làm mới lại hình ảnh của chính mình để phù hợp hơn với mục tiêu mới, chiến lược kinh doanh trong thời đại mới. 

Chiến lược của Viettel để lại nhiều bài học quý giá
Chiến lược kinh doanh của Viettel để lại nhiều bài học quý giá

Viettel đã tồn tại hơn 30 năm, đóng vai trò thiết yếu trong đời sống của mỗi khách hàng về viễn thông. Tuy nhiên, khi chuyển mình từ một nhà chuyên khai thác viễn thông thành nhà cung cấp dịch vụ số thì Viettel cần thay đổi để phù hợp hơn với sứ mệnh mới. Vì vậy, đơn vị đã thực hiện quy trình tái định vị thương hiệu với sự thay đổi quy mô lớn về logo, tầm nhìn, sứ mệnh, triết lý thương hiệu, giá trị dẫn dắt, slogan.

Thành quả tập đoàn đã đạt được là bài học xương máu cho các doanh nghiệp luôn luôn phải đặt mình trong tình thế phải thay đổi để hiện đại hơn, công nghệ và truyền cảm hứng hơn. 

Bài học về xác định nhóm khách hàng mục tiêu

Bài học thứ hai có thể rút ra từ chiến lược Viettel đã áp dụng đó chính là doanh nghiệp cần xác định được chính xác nhóm khách hàng mục tiêu. Đi cùng với sự phát triển của thương hiệu, đối tượng sử dụng của các sản phẩm viễn thông cũng phát triển và ngày càng thay đổi. 

Hầu hết đối tượng khách hàng của các doanh nghiệp chiếm đại đa số là thế hệ trẻ với sự phát triển của mạng xã hội, nền tảng nội dung số. Vì vậy, bắt buộc các đơn vị cần phải đưa ra những chiến lược mới phù hợp với đặc trưng thị hiếu của người dùng để thu hút nhóm khách hàng quan trọng này. 

Chiến lược kinh doanh của Viettel hướng tới các khách hàng mục tiêu
Chiến lược kinh doanh của Viettel hướng tới các khách hàng mục tiêu

Bài học về sự khác biệt hóa

Trong hoạt động kinh doanh, sự cạnh tranh là điều hiển nhiên, có cạnh tranh sẽ tạo động lực cho các doanh nghiệp phát triển. Từ chiến lược của Viettel có thể nhận thấy muốn thành công bắt buộc phải khác biệt.

Để làm giỏi hơn những gì người khác đang làm là rất khó, nhưng nếu chọn cách làm khác sẽ dễ dàng hơn nhiều. Khi đã có hướng đi khác, các doanh nghiệp sẽ có cách làm khác với mục tiêu sáng tạo, hiệu quả hơn, tạo ra thị trường mới, tăng doanh thu hiệu quả. 

Bài học về tầm nhìn dài hạn, đón đầu xu hướng

Muốn có được thành công bền vững doanh nghiệp cần có tầm nhìn dài hạn tư duy đột phá, nắm bắt cơ hội. Theo đó, trọng trách của người đứng đầu vô cùng quan trọng. Chủ doanh nghiệp cần có tầm nhìn tốt để xác định được con đường phát triển và hướng đi lâu dài cho doanh nghiệp mình.

Doanh nghiệp cần đi tắt đón đầu, tận dụng học hỏi từ các thương hiệu lớn trong nước và quốc tế, cập nhật xu hướng mới trong lĩnh vực nghề nghiệp để mang tới những thay đổi tích cực trên hành trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 

Bài học từ chiến lược của Viettel có tính ứng dụng cao
Bài học từ chiến lược kinh doanh của Viettel có tính ứng dụng cao

Bài học về ứng dụng chuyển đổi số

Chuyển đổi số đã mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành viễn thông nói riêng và tất cả các lĩnh vực khác với bước phát triển mạnh mẽ, kết nối thế giới thực và ảo. Trong xu hướng này, bài học từ thành công của ông lớn Viettel đã giúp các doanh nghiệp nhận thức rõ ràng hơn về vai trò quan trọng của chuyển đổi số. Tận dụng triệt để những giá trị của khoa học công nghệ sẽ tạo ra những sản phẩm, dịch vụ hiện đại, nâng cao giá trị thương hiệu trên thị trường.

Để có được vị trí như hiện tại, tập đoàn viễn thông Viettel đã xây dựng và triển khai được các chiến lược kinh doanh đúng thời điểm, đúng đối tượng. Hy vọng qua thông  chia sẻ kinh nghiệm trên đây sẽ giúp các bạn có thêm các bài học để áp dụng được chiến lược kinh doanh hiệu quả. 

Nếu đang mong muốn tìm kiếm cơ hội việc làm lĩnh vực kinh doanh nói riêng và các vị trí ngành nghề khác hãy truy cập TopCV – Hệ sinh thái tuyển dụng thế hệ mới chuyên nghiệp và hiệu quả nhé!


Spread the love

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *